Giáo Dục.

Bản nhận xét phản biện đề tài nghiên cứu khoa học mới nhất

Nghiên cứu khoa học là hoạt động xã hội nhằm phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội; từ đó sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học cần phải được chủ nhiệm đề tài báo cáo nghiệm thu và nhận được các đánh giá, tư vấn, nhận xét phản biện của các thành viên Hội đồng nghiệm thu. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc Bản nhận xét phản biện đề tài nghiên cứu khoa học mới nhất.

Mục Lục

Vài nét về đề tài nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được phân loại tùy lĩnh vực học thuật và ứng dụng. Nghiên cứu khoa học là một trong những tiêu chí được sử dụng rộng rãi trong đánh giá vị thế của các cơ sở học thuật.

Bản nhận xét phản biện đề tài nghiên cứu khoa học mới nhất

Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học của một hoặc một nhóm người thực hiện, gọi là chủ nhiệm đề tài.

Đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện để trả lời được những câu hỏi mang tính học thuật, áp dụng các kết quả nghiên cứu được để ứng dụng trong hoạt động thực tiễn.

Đề tài được tác giả thực hiện trong một thời gian nhất định, sau khi hoàn thành tác giả phải thực hiện nghiệm thu đề tài trước hội đồng nghiệm thu. Hội đồng nghiệm thu gồm các thành viên có chuyên môn, trình độ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

Bản nhận xét phản biện đề tài nghiên cứu khoa học là gì?

Bản nhận xét phản biện đề tài nghiên cứu khoa học dành cho các thành viên của Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học để đưa ra các nhận xét, phản biện các kết quả nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học trong buổi nghiệm thu đề tài của chủ nhiệm đề tài.

Mỗi thành viên trong Hội đồng nghiệm thu sẽ nhận xét, phản biện các nội dung báo cáo của chủ nhiệm đề tài theo bản nhận xét phản biện đề tài nghiên cứu khoa học đã được chuẩn bị.

Mẫu Bản nhận xét phản biện đề tài nghiên cứu khoa học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Thông tin chung

1.1. Tên đề tài:

1.2. Chuyên ngành:

Xem Thêm : https://toploigiai.vn/ve-tranh-chan-dung-bieu-cam-lop-6

1.3. Tên chủ nhiệm đề tài:

1.4. Tên người hướng dẫn:

1.5. Thông tin người phản biện

(Họ và tên người phản biện, học hàm/học vị, cơ quan công tác)

2. Nội dung Nhận xét phản biện:

2.1. Hình thức, kết cấu bố cục nội dung bài báo cáo khoa học:

2.2. Mục tiêu của đề tài:

2.3. Nội dung nghiên cứu:

Những nội dung để giải quyết mục tiêu đề tài;

Mức độ thực hiện của các nội dung nghiên cứu đề tài.

2.4. Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp để giải quyết nội dung nghiên cứu;

Khả năng tin cậy của các phương pháp nghiên cứu để thực hiện các nội dung;

Phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp tài liệu,…

2.5. Kết quả và thảo luận:

Xem Thêm : Top Những điều cần biết về công thức bánh xe tải

Xem xét các kết quả đạt được từ nghiên cứu và sự biện luận có logic, khoa học và độ tin cậy của số liệu; (sản phẩm của đề tài).

2.6. Nhận xét các Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài:

Ý kiến nhận xét về từng sách khoa học xuất bản (nếu có): đạt hay không đạt yêu cầu khoa học

Ý kiến nhận xét về từng bài báo trên tạp chí khoa học (nếu có): đạt hay không đạt yêu cầu khoa học

Ý kiến nhận xét về từng kết quả đào tạo cán bộ khoa học (nếu có): đạt hay không đạt yêu cầu khoa học

2.7. Kết luận và kiến nghị:

Cơ sở khoa học của các kết luận đề tài đưa ra;

Khả năng áp dụng các kết luận này trong sản xuất.

2.8. Đánh giá chung:

Từ các nội dung trên, người nhận xét phản biện cần đánh giá một cách khách quan, trung trực về kết quả đề tài nghiên cứu.

2.9. Các câu hỏi cho tác giả:

….., ngày … tháng … năm …

Người nhận xét

(Ký và ghi rõ họ tên)

Quy trình nhận xét phản biện đề tài nghiên cứu khoa học

nhận xét phản biện đề tài nghiên cứu khoa học

  • Chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện đề tài, các kết quả nghiên cứu, sản phẩm khoa học và công nghệ đề tài (nếu có) trước hội đồng.
  • Các thành viên Hội đồng nghiệm thu đưa ra các nhận xét phản biện đề tài, nêu câu hỏi đối với chủ nhiệm đề tài.
  • Chủ nhiệm đề tài trả lời các câu hỏi của Hội đồng nghiệm thu đưa ra đồng thời thực hiện báo cáo phản biện, nhận xét của thành viên Hội đồng và các đại biểu khác tham dự buổi nghiệm thu.
  • Các thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá xếp loại kết quả thực hiện đề tài.
  • Hội đồng tiến hành thảo luận và thống nhất những điểm cần sửa chữa, bổ sung trong báo cáo tổng hợp, các sản phẩm của đề tài và đề nghị chủ nhiệm đề tài hoàn thiện sản phẩm theo đúng quy định.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bản nhận xét phản biện đề tài nghiên cứu khoa học và các thông tin liên quan. Hy vọng rằng bạn đọc đã có những những hữu ích để áp dụng vào công việc của mình. Nếu thấy hay thì hãy chia sẻ bài viết này tới tất cả mọi người nhé!

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button