Kiến thức

Cách Dạy Giáo Lý Các Lớp Thêm Sức (Khối Căn Bản), Phương Pháp Dạy Giáo Lý

GH Việt Nam Giáo Phận Chủng Viện Thông Báo Suy Niệm Thời Sự Phụng Vụ Đức Tin Mục Vụ Linh Mục – Tu Sĩ Sứ Vụ Media Tư Liệu GH Toàn Cầu Khác Tư Liệu GHVN Khác

*

1. BƯỚC ĐẾNVÀ CÙNG ĐI

Khi bước đến và cùng đi với các môn đệ, Chúa Giêsudấn mình vào một cuộc đối thoại nhằm giúp các ông tiến bước trong hành trìnhđức tin. Dạy giáo lý một cách nào đó cũng là đồng hành với người thụ giáo hướngđến một đức tin trưởng thành.

Đang xem: Cách dạy giáo lý

“Việc dạygiáo lý được trình bày như một tiến trình, một lộ trình, một dấn bước theo ĐứcKitô của Tin Mừng, trong Thánh Thần, đến với Chúa Cha, đạt tới sự trưởng thànhĐức tin ‘tùy theo mức độ ân sủng Đức Kitô ban cho” (Ep 4,7), cũng như đạt tới những khả năng và những nhu cầu của mỗi người”(HDTQ 143).

2. LẮNG NGHEVÀ CHẤP NHẬN

Cuộc đối thoại bắt đầu bằng việc Chúa Giêsu lắngnghe hai môn đệ bày tỏ cảm nghiệm và tâm tư của mình, đồng thời chấp nhận cácông với tất cả những gì các ông hiện có với cái hay và cái dở, cái tốt và cáixấu, cái đúng và cái sai. Theo đó, khi dạy giáo lý, giáo lý viên không bắt đầubằng việc trình bày giáo thuyết, nhưng bằng việc lắng nghe những nguyện vọngchính đáng của người thụ giáo và để chúng âm vang trong lòng mình.

“Ngườimôn đệ của Đức Kitô tự đáy lòng mình chia sẻ ‘những niềm vui và hy vọng, nhữngbuồn sầu và lo lắng của nhân loại ngày nay” (GS 1), người môn đệ nhìn và tham dự vào lịch sử nhân loại không phải chỉ bằnglý trí mà còn bằng đức tin” (HDTQ 16).

3. THẤU HIỂUVÀ CẢM THÔNG

Khi ân cần lắng nghe và chấp nhận các môn đệ, ChúaGiêsu để mình tự do đi vào thế giới riêng của các ông, cố gắng nắm bắt hay lãnhhội ý nghĩa của những kinh nghiệm mà họ chia sẻ để thấu hiểu và cảm thông. Ngàikhông tìm cách áp đặt cảm nghiệm hoặc tâm tư của mình lên các môn đệ, nhưng đểcho các ông tự do bộc lộ cảm nghĩ của mình cách đầy đủ và rõ ràng. Như vậy,việc lắng nghe và chấp nhận, thấu hiểu và cảm thông của giáo lý viên sẽ giúpngười thụ giáo mạnh dạn trở thành chủ thể tích cực trong các hoạt động giáo lý,như Hướng dẫn tổng quát 1997 số 167viết:

“Trongviệc dạy giáo lý, người đón nhận phải có thể tỏ ra là một chủ thể tích cực, ýthức và cùng chịu trách nhiệm, chứ không như một máy thu thanh im lặng và thụđộng.”(HDTQ 167)

Hình ảnh Chúa Giêsu bước đến và cùng đi với cácmôn đệ như người bạn đồng hành giúp chúng ta nhìn lại tâm tình và thái độ củamình đối với những người thụ giáo: chúng ta có thái độ gần gũi và thân thiện,lắng nghe và chấp nhận họ không? Chúng ta có quan tâm đến tình cảm và ý nghĩriêng của họ và tạo điều kiện cho họ tự do bộc lộ cảm nghiệm và tâm tư của họkhông? Theo nhận xét của giáo sư Trần Văn Toàn, bận tâm trước hết của giáo lý viênthường là “khuôn phép” hơn là “kinh nghiệm và niềm thâm tín” của người thụ giáocần khám phá.

“Truyềnđạt văn hóa theo lối “encadrement” (rập khuôn) là tập cho ai nấy ‘vào khuôn vàophép” bề ngoài. Trong tổ chức “tư giáo” (équipe d”animation pastorale), thìkhuôn phép của đạo Kitô gồm có ba yếu tố: a) một số tín điều cần phải biết, tómtắt trong Kinh Tin Kính, và trong Sách Bổn; b) một số điều luật phải giữ trongđời sống cá nhân và trong tổ chức Giáo Hội; c) một số nghi lễ phụng tự phải cửhành cho phải phép, cho thành phép. Tất cả đều dựa vào Phúc Âm, chứ không phảido ai tự tiện đặt ra. Điều thiếu sót là ít ai để ý đến kinh nghiệm và niềm thâmtín của cá nhân” (TrầnVăn Toàn, “Thần học sau Công đồng Vatican II”, Hiệp Thông số 63, tháng 1&2 năm 2011).

II

Tiếp đến,Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ những gì liên quan đến Ngài trong tất cảSách thánh, làm cho tâm hồn các ông bừng cháy lên niềm vui, và cho các ông mộtdấu chỉ để nhận ra Ngài.

4. GIẢITHÍCH KINH THÁNH

Những gì các môn đệ đã thấy và nghe về cuộc khổnạn và cái chết của Đức Giêsu làm cho họ buồn sầu và nản chí. Hình ảnh ĐứcGiêsu mà các ông cất giữ trong lòng là hình ảnh của Đấng chết treo thập tự đãba ngày rồi, nên khi nghe các bà báo tin Ngài vẫn sống thì các ông không thểnào hiểu được. Khi giải thích những gì liên quan đến Ngài trong tất cả Sáchthánh, Chúa Giêsu giúp các môn đệ khám phá Kinh thánh theo một cách thức mớimẻ, để nhận ra thập giá không phải là một thất bại nhưng là một hoàn tất và mộtkhởi hành mới (x. Verbum Domini 54). VìKinh Thánh là linh hồn của việc dạy giáo lý (x. HDTQ 94) nên dạy giáo lý phảidựa trên Kinh Thánh.

Xem Thêm : 300 câu thần chú trong Harry Potter – Cách đọc và ý nghĩa

TrongTông huấn “Lời của Chúa”, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết: “…tôi muốn nhấnmạnh đặc biệt rằng khoa giáo lý ‘phải thấm nhuần và nắm vững tư tưởng, tinhthần và thái độ Kinh thánh và Tin Mừng nhờ việc chuyên cần tiếp xúc với chínhcác bản văn; điều này cũng muốn nhắc nhớ rằng khoa giáo lý sẽ càng phong phú vàhiệu quả hơn, nếu như đọc các bản văn với khối óc và con tim của Giáo Hội” (Catechesi Tradendae27) và được gợi hứng từ suy tư và đờisống suốt hai ngàn năm qua của Giáo Hội” (Verbum Domini 74).

Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, thì mọi hoạt độngloan báo Tin Mừng phải dựa trên Lời Chúa, phải lắng nghe, suy niệm, sống, cửhành và làm chứng cho Lời. Lời Chúa chính là nguồn mạch của việc loan báo TinMừng. Lời Chúa phải không ngừng được đặt một cách đầy đủ hơn vào tâm điểm củamọi hoạt động của Hội Thánh. Thiên Chúa đã nói với chúng ta tất cả những gìchúng ta cần biết về Người trong Kinh thánh. Vì thế, chúng ta cần phải học hỏinghiêm túc và thường xuyên về Kinh thánh, đặc biệt đọc Lời Chúa trong tâm thếcầu nguyện (Niềm vui Tin Mừng 174-175).

5. DẤU CHỈBẺ BÁNH

Chúa Giêsu giải thích cho hai môn đệ trên đườngEmmaus những gì liên quan đến Ngài trong Sách Thánh. Tuy nhiên, lời giải thíchcủa Chúa Giêsu xem ra chưa làm cho các môn đệ thỏa mãn và họ chỉ nhận ra Chúakhi Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. “Sự hiện diệncủa Đức Giêsu, trước tiên qua lời nói, sau đó qua cử chỉ bẻ bánh, đã cho phépcác môn đệ nhận ra Người” (Verbum Domini54). Thoạt đầu, lời Chúa Giêsu nói dường như còn “ở bên ngoài” các môn đệ;nhưng sau đó, cử chỉ bẻ bánh đã giúp các ông nhớ lại trong lòng cử chỉ của Chúatrước đây Ngài đã làm khi nhân năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều để nuôihơn năm ngàn người trong hoang mạc, hoặc cử chỉ của Ngài mà Ngài cử hành trongbữa ăn cuối cùng với các môn đệ trước khi tự nguyện chịu khổ hình; lúc ấy, cácông mới “ngộ” ra Ngài vẫn sống. Về mối liên kết giữa việc dạy giáo lý với phụngvụ và bí tích, Hướng dẫn tổng quát1997 viết:

“Việc dạygiáo lý phải liên kết mật thiết toàn thể sinh hoạt phụng vụ và bí tích. Thế màthường xuyên việc dạy giáo lý chỉ có một tương quan yếu ớt và rời rạc với phụngvụ. Người ta ít chú tâm đến dấu chỉ và nghi thức phụng vụ và ít làm nổi bậtnguồn mạch phụng vụ. Các giáo án rất ít hay không hề gắn với năm phụng vụ vànhững cử hành phụng vụ và những cử hành phụng vụ trong đó chỉ là chuyện phụ” (HDTQ 30).

Phụng vụ là hành vi của Thiên Chúa trước khi làhành vi của con người, bởi chính Thiên Chúa lôi cuốn và đưa chúng ta vào cuộcgặp gỡ và kết hợp mật thiết với Ngài.

Xem thêm: Xem Cách Dạy Nấu Ăn Ngon, Bí Quyết Nấu Món Ăn Ngon Như Nhà Hàng

6. NHẬN RACHÚA GIÊSU

Tự sức riêng, các môn đệ không thể nhận ra ChúaGiêsu và tuyên xưng Ngài là “Đức Chúa” mà không được Thánh Thần dẫn dắt (x. 1 Cr 12,3). Nhờ quyền năng Chúa ThánhThần, Chúa Giêsu đã giúp các ông lớn lên trong đức tin và dẫn các ông vào đờisống mới phát xuất từ cái chết và sự phục sinh của Ngài. Vì thế, Chúa ThánhThần là giáo lý viên đầu tiên, là vị thầy nội tâm của mọi tín hữu. Trong tônghuấn “Redemptoris Missio/Sứ vụ Đấng Cứu Thế” và “Catechesi Tradendae/Dạy Giáolý”, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc lại cho chúng ta chân lý này:

“Trongviệc thực hành huấn giáo, không phải các kỹ năng sư phạm tân tiến nhất, cũngchẳng phải giáo lý viên có nhân cách lôi cuốn nhất, có thể thay thế cho hànhđộng thầm lặng và kín đáo của Chúa Thánh Thần. ‘Chính Ngài là người chủ chốtcủa đích thực của tất cả sứ mạng Hội Thánh” (Sứ vụ Đấng Cứu Thế, 21); chính Ngài là giáo lý viên đầu tiên; chínhNgài là ‘vị Thầy nội tâm” của những người lớn lên trong Đức Kitô” (x. DạyGiáo lý, 72).

Nếu Chúa Giêsu đã dùng Kinh thánh và Phụng vụ đểmở đường cho các môn đệ gặp gỡ và bước vào đời sống thân tình với Chúa cũng nhưvới mọi người, thì Lời Chúa và Phụng vụ có tầm quan trọng như thế nào trongviệc dạy giáo lý của chúng ta ngày nay?

Lời Chúa thường được công bố và lắng nghe với tâmtình thế nào? Người thụ giáo có được tiếp xúc và tìm hiểu chính bản văn Kinhthánh không?

Giáo sư Trần Văn Toàn có nhận xét sau: “Khi đi truyền giáo thì các giáo sĩ Tin lànhthường đưa sách Phúc Âm ra giảng ngay từ đầu. Ngược lại, các giáo sĩ Công giáothì mang khuôn phép đã có sẵn ra dạy, là: Sách Bổn, Sách Kinh, Sách Các Phép,và ít sách nguyện gẫm… Thành ra người Công giáo Việt Nam trong mấy thế kỷ đãbị thiệt thòi, vì không được đọc thẳng lời Phúc Âm.” (Trần Văn Toàn, “Thầnhọc sau Công đồng Vatican II”, HiệpThông, số 63, tháng 1&2 năm 2011).

Người thụ giáo có được dẫn đến việc cử hành sựhiện diện cứu độ của Chúa Giêsu trong các bí tích đặc biệt là bí tích Thánh Thểkhông? Về điều này, Hướng dẫn tổng quátsố 85 viết:

Quả thực,“Đức Kitô hằng hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong các hoạt động phụngvụ”. Sự hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô đưa đến việc cử hành sự hiện diện cứu độcủa Người trong các bí tích, đặc biệt Bí tích Thánh Thể. Hội Thánh tha thiếtước mong toàn thể các tín hữu được dẫn vào việc tham dự trọn vẹn, ý thức vàlinh động này mà chính bản chất của phụng vụ cũng như phẩm cách của chức tư tếcộng đồng đòi hỏi (HDTQ85).

III

Cuốicùng, Chúa Giêsu biến mất. Ngay lúc ấy, các môn đệ đứng dậy, quay trở lạiGiêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Các ông nghenhững người này loan báo Chúa đã sống lại và thuật lại cho họ nghe mình đã nhậnra Chúa như thế nào.

Xem Thêm : Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì? Bao gồm các loại nào? (Vật

7. CHÚAGIÊSU BIẾN MẤT

Thực ra, Ngài vẫn hiện diện nhưng “hiện diện cáchvắng mặt” để các môn đệ có được: (1) một khoảng lặng cần thiết, cả bề ngoài lẫnbề trong, để suy đi nghĩ lại hay nội tâm hóa những lời Chúa đã nói và nhữngviệc Chúa đã làm cho mình, (2) một không gian thể hiện tự do và trách nhiệm đốivới chính mình, và (3) một khoảng cách giúp các ông nhìn lại chính mình vớinhững cái hay cần phát huy và những cái dở cần khắc phục; từ đó, hăng say dấnbước. Chúa Giêsu đã không quyết định thay, không áp đặt chọn lựa hay quyết địnhcủa mình lên các môn đệ, cũng chẳng dặn dò khuyên bảo chi, nhưng để cho các mônđệ tự do định đoạt. Trong việc dạy giáo lý, giáo lý viên phải học với ChúaGiêsu nghệ thuật “biến đi” hoặc lui ra phía sau để người thụ giáo tiến lên vàbước theo Chúa Giêsu, “đến và ở lại” với Ngài. Muốn” thế, giáo lý viên cần biếtvà giáo dục cho Dân Chúa biết “thinh lặng”.

“Lời chỉcó thể được công bố và lắng nghe trong thinh lặng, cả bề ngoài lẫn bềtrong.Thời đại chúng ta không cổ võ cho sự tĩnh lặng, nên đôi khi chúng ta cócảm tưởng người ta sợ tách mình ra khỏi các phương tiện truyền thông đại chúng,dù chỉ trong khoảnh khắc. Chính vì thế, ngày nay cần phải giáo dục Dân ThiênChúa về giá trị của sự thinh lặng.” (Verbum Domini, 66)

Thinh lặng là điều kiện cần thiết để người thụgiáo nội tâm hóa sứ điệp Lời Chúa và đáp lại bằng cầu nguyện và hành động.

“Việc dạygiáo lý được coi là đích thực, khi giúp nhận ra tác động của Thiên Chúa trongsuốt chặng đường đào luyện bằng cách tạo nên một bầu khí lắng nghe, tạ ơn vàcầu nguyện, bằng cách thôi thúc con người đáp trả một cách tự do, bằng cáchkhuyến khích những người học giáo lý tích cực tham gia.” (HDTQ 145)

Cuộc gặp gỡ và đồng hành của Chúa Giêsu với haimôn đệ dẫn các ông ra khỏi chính mình để đến với Chúa cũng như với cộng đoàn.

8. CÁC MÔNĐỆ ĐỨNG DẬY VÀ QUAY TRỞ LẠI GIÊRUSALEM

“Mắt họ mở ra và họ nhận ra Ngài” đó là một kinhnghiệm sống động gọi được là “xuất thần”, một thứ xuất thần của ánh sáng, củagặp gỡ vui tươi. Khoảnh khắc ân sủng này đã trở thành niềm vui của đổi mới tấtcả từ bên trong, thành khởi điểm mới cho một cuộc lên đường ra khỏi chính mìnhđể về lại “mái nhà xưa” là cộng đoàn, nơi mình được sinh ra, được nuôi dưỡng vàlớn lên trong đức tin.

“Việc dạygiáo lý mang lại cho người Kitô hữu khả năng sống cộng đoàn, tham gia tích cựcvào đời sống và sứ mệnh của Hội Thánh… Khi giáo dục đời sống cộng đoàn, việcdạy giáo lý. khuyến khích thái độ huynh đệ với những thành viên của Giáo Hội vàcác cộng đoàn Kitô hữu khác.”(HDTQ 86)

Cuộc gặp gỡ và đồng hành của Chúa Giêsu với haimôn đệ còn dẫn các ông lên đường loan báo Tin Mừng

9. CÁC MÔNĐỆ THUẬT LẠI CHO CÁC BẠN HỮU NGHE

Được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và lôi cuốn vào cuộcgặp gỡ thân tình với Chúa nhờ cử chỉ bẻ bánh Ngài ban cho, các môn đệ trở thànhngười truyền đạt những gì đã lãnh nhận được nhờ ơn Chúa. Các ngài không thể giữlại cho riêng mình những lời ban sự sống đời đời, những lời đã được ban chomình qua cuộc gặp gỡ với Chúa, những lời được dành cho mọi người vì tất cả đềucần đến sứ điệp này (x. Verbum Domini91).

“Việc dạygiáo lý cũng mở ra cho sự năng động truyền giáo và cố gắng làm thế nào để cácmôn đệ Chúa Giêsu biết hiện diện với tư cách là người Kitô hữu trong xã hội,trong đời sống nghề nghiệp, văn hóa và xã hội. Nó cũng chuẩn bị cho họ cộng táctrong các việc phục vụ khác nhau của Hội Thánh, tùy theo ơn gọi của mỗi người.” (HDTQ 86)

Chúa Giêsu đã “bước vào và ra khỏi” cuộc đối thoạiđúng thời đúng lúc, để sự hiện diện của Ngài luôn mang lại hiệu quả cao nhất.Khoảng lặng Ngài để lại, khoảng cách Ngài thiết lập hoặc không gian Ngài tạora, đều phục vụ cho sự triển nở đức tin nơi các môn đệ. Điều này nhắc nhở chúngta liên kết chặt chẽ sinh hoạt của mình với tác động huyền nhiệm của ơn thánhChúa (x. HDTQ 138), để chúng mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho các tínhữu.

Xem thêm: Cách Dạy Trẻ 7 Tháng Tuổi Những Gì Là Tốt Nhất, Hai Trò Chơi Cực Thú Vị Cho Bé 7 Tháng Tuổi

KẾT LUẬN

Cuộc gặp gỡ và đối thoại đầy yêu thương của ChúaGiêsu với hai môn đệ trên đường Emmaus thực sự là nguồn cảm hứng và mẫu mực choviệc dạy giáo lý dưới hình thức gặp gỡ và đối thoại; khởi đi từ cuộc gặp gỡ vàđối thoại với nhau, đến cuộc tiếp xúc và thông hiệp mật thiết với Thiên Chúa.Để thực hiện cuộc gặp gỡ và đối thoại này, giáo lý viên cần phải: (1) xác tín“đức tin không đơn giản là một hệ thống kiến thức và thông tin, nhưng tâm điểmcủa nó trước hết là gặp Đức Kitô… Gặp Ngài, ta gặp được ánh sáng để có thểhiểu ra Thiên Chúa, con người, thế giới, sứ mạng và ý nghĩa cuộc sống và hiểura được mối liên hệ của mọi gặp gỡ khác” (Joseph Ratzinger, Thiên Chúa và Trần Thế, 251); (2) nănggặp gỡ Đức Kitô và bước theo Ngài trên đường yêu thương và phục vụ; (3) traudồi kiến thức đức tin và khả năng linh hoạt hữu hiệu một buổi gặp gỡ giáo lý.Được như thế thì chính việc dạy giáo lý sẽ làm cho giáo lý viên lớn lên trongđức tin, sẽ trở thành niềm vui của sự đổi mới từ bên trong, thành khởi điểm mớicho một cuộc lên đường loan báo Tin Mừng.

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button