Tin Tức

Công Thức Tính Độ Co Giãn Của Cầu Theo Giá (Price Elasticity Of Demand) Là Gì

Nếu bạn chưa là hội viên hãy trở thành hội viên của xettuyentrungcap.edu.vn để được hỗ trợ và chia sẽ thông tin nhiều hơn. Click Like button để trở thành hội viên của xettuyentrungcap.edu.vn trên facebook.

Đang xem: Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá

*

Lý thuyết Quản Trị là hệ thống mà xettuyentrungcap.edu.vn đã số hoá toàn bộ Sách giáo khoa của chương trình 4 năm đại học và 2 năm sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.Với hệ thống này, bạn có thể truy xuất tất cả hệ thống lý thuyết chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trong quá trình nghe giảng, làm bài tập hoặc thi cử.Hệ thống Lý Thuyết Quản Trị được phát triển bởi Viện MBA, thành viên của MBA Institute Global

Nếu còn thắc mắc hoặc tìm hiểu chuyên sâu hơn về Quản trị Ứng dụng, bạn có thể đặt câu hỏi với Chuyên Gia xettuyentrungcap.edu.vn

Kết quả

Độ co giãn của cầu:

Độ co giãn của cầu về một hàng hoá tính theo một biến số nào đó (giá cả, thu nhập…) biểu thị mức độ thay đổi trong lượng cầu về hàng hoá này nhằm đáp ứng một mức thay đổi nhất định của biến số nói trên, trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Người ta thường đề cập tới độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn của cầu theo thu nhập và độ co giãn của cầu theo giá chéo.

Độ co giãn của cầu theo giá

Độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá cho biết mức độ thay đổitrong lượng cầu hàng hoá khi giá cả của nó thay đổi, trong khi các yếu tố có liên quan khác vẫn giữ nguyên. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá. Nếubiểu thị ePlà độ co giãn của cầu theo giá, ta có:

*

trong đó QDbiểu thị lượng cầu về hàng hoá, còn P biểu thị mức giá hiện hành của chính hàng hoá này.

Vì lượng cầu và mức giá của một hàng hoá có xu hướng vận độngngược chiều nhau nên độ co giãn của cầu thường là số âm. Nó cho ta biết khi mức giá hàng hoá tăng lên (hay giảm xuống) 1% thì lượng cầu vềhàng hoá sẽ giảm (hay tăng) bao nhiêu %. Chẳng hạn, khi eP= -2, điều đócó nghĩa là, nếu mức giá của hàng hoá tăng lên 1%, lượng cầu về hànghoá sẽ giảm 2%. Giá trị tuyệt đối của ePcàng lớn, cầu được xem là có độco giãn càng cao: một sự thay đổi tương đối nhỏ của mức giá dẫn đến mộtsự thay đổi tương đối lớn của lượng cầu về hàng hoá.

Có hai phương pháp tính độ co giãn của cầu theo giá: thứ nhất, tính độ co giãn của cầu theo một khoảng giá cả; thứ hai, tính độ co giãn này tại một điểm giá cả.

+Tính độ co giãn của cầu theo khoảng giá cả

Thực chất, cách tính này nhằm trả lời câu hỏi: trong khoảng giá(P1, P2), nếu giá cả thay đổi từ P1thành P2và ngược lại, thì độ co giãncủa cầu theo giá là bao nhiêu? Giả sử QD1và QD2lần lượt là lượng cầutương ứng với các mức giá trên. Ta có

*

Cách tính ePnhư công thức (1) trên đảm bảo được rằng độ co giãn của cầu theo giá khi mức giá thay đổi trong khoảng giá (P1;P2) có một giá trị thống nhất, dù ta xét theo chiều giá đi từ P1thành P2 hayngược lại, từ P2thành P1. Ví dụ: tại mức giá P1= 40, lượng cầu về hànghoá QD1= 60; còn khi giá tăng lên thành P2= 50 thì lượng cầu giảm xuống tương ứng thành QD2= 55. Với những thông tin này ta dễ dàngtính ra: ∆QD= -5; (QD1+ QD2)/2 = 57,5; ∆P = 10 và(P1+ P2)/2 = 45. Theo công thức trên, eP= (-5/57,5) : (10/45) = -(9/23) = -0,39. Trong khoảng giá này, cầu tỏ ra rất ít co giãn. Con số độ co giãn nóitrên cho thấy khi mức giá tăng lên 1%, lượng cầu chỉ giảm đi khoảng0,39%. Với công thức trên, nếu ta tính ePtheo chiều giá giảm từ 50 xuống40 và lượng cầu tăng tương ứng từ 55 lên thành 60 thì giá trị của ePkhông hề thay đổi. Vì thế nó đại diện cho độ co giãn của cầu theo giá khigiá cả thay đổi trong cung giá từ P1đến P2.

+ Tính độ co giãn của cầu theo giá tại một điểm giá cả

Nếu ta tính độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá tại một mứcgiá cụ thể P, ta muốn đo xem lượng cầu về hàng hoá sẽ thay đổi ra sao khi chúng ta tăng hay giảm giá với một sự thay đổi tương đối nhỏ xungquanh mức giá P. Khi đó, ePđược tính theo công thức sau:

*

Giá trị của (∆QD/∆P) khi ∆P=> 0 chính là đạo hàm của hàm QD tính theo đối số P tại điểm P. Đường cầu dốc xuống khiến cho giá trị trênvà do đó, ePlà âm. Ví dụ, cho một hàm cầu có dạng QD= – 0,5P + 80.

Theo công thức vừa nêu trên, độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá P =40 bằng -1/3 hay xấp xỉ -0,33. Nếu mức giá P = 100 thì ePlại bằng – 5/3hay xấp xỉ bằng -1,67.

Xem Thêm : #100 Đề Thi Học Sinh Giỏi Toán Lớp 11 Hà Nội, Đề Thi Hsg Toán 11

Dựa vào công thức (2), có thể thấy độ co giãn của cầu theo giá phụ thuộc vào: 1) mức giá. Khi mức giá tương đối cao, độ co giãn củacầu nói chung, tương đối lớn. 2) độ dốc của đường cầu ( tỷ số ∆P/∆QD).

Tại cùng một mức giá, đường cầu càng dốc, cầu càng kém co giãn.

Ngược lại, đường cầu càng thoải, cầu càng co giãn mạnh. Trong trườnghợp này, một sự thay đổi tương đối nhỏ trong giá có thể dẫn tới sự thayđổi tương đối lớn trong lượng cầu.

*

Hình 1: Tại mức giá P1, cầu về một hàng hoá biểu thị bằng đường D1kém co giãn hơn cầu về một hàng hoá khác biểu thị bằng đường D2.

Đằng sau độ dốc của đường cầu ẩn chứa những yếu tố kinh tế. Có những hàng hoá, cầu tương đối kém co giãn và đường cầu của những hàng hoá này được thể hiện như một đường có độ dốc cao. Ngược lại, có những hàng hoá khác, cầu lại co giãn tương đối mạnh theo giá. Đường cầu về chúng được thể hiện như một đường tương đối thoải. Những yếutố quy định độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá (theo giá) là:

+ Tính sẵn có của những hàng hoá thay thế

Một hàng hoá càng sẵn có những mặt hàng có khả năng thay thếtrên thị trường, cầu về nó càng co giãn. Trong trường hợp này, khi mức giá của hàng hoá chúng ta đang phân tích tăng lên, lượng cầu về hàng hoá này có xu hướng giảm mạnh, vì người tiêu dùng có thể dễ dàng hơn trong việc chuyển sang sử dụng các hàng hoá thay thế khác, đang trở nên rẻ đi một cách tương đối. Cầu về một loại hàng hoá trở nên kém co giãn hơn, khi những mặt hàng có khả năng thay thế nó quá khan hiếm. Mức độ sẵn có của những hàng hoá thay thế phụ thuộc nhiều vào độ rộng, hẹp của phạm trù hàng hoá. Phạm trù hàng hoá càng rộng, ví dụ rượu nói chung, diện hàng hoá có khả năng thay thế nó càng hẹp. Khi phạm trù hàng hoáđược thu hẹp lại dưới hình thức một dạng hàng hoá cụ thể hơn, ví dụ rượu”Lúa mới”, diện hàng hoá có khả năng thay thế nó phong phú hơn. Vì thế, độ co giãn của cầu về rượu “Lúa mới” cao hơn độ co giãn của cầu về rượu nói chung.

+ Tính thiết yếu của hàng hoá

Độ co giãn của cầu theo giá phụ thuộc vào việc hàng hoá mà chúngta đang xem xét là hàng thiết yếu hay xa xỉ. Đối với một hàng hoá được những người tiêu dùng nói chung coi là hàng thiết yếu (chẳng hạn như gạo, thuốc chữa bệnh¼), cầu về nó thường kém co giãn theo giá. Tính thiết yếu của hàng hoá liên quan đến việc thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Người ta luôn cần một khối lượng hàng hoá thiết yếu tương đối ổn định nào đó. Khối lượng này thay đổi không đáng kể trước những thay đổi thông thường của mức giá. Vì thế, cầu về hàng thiết yếu được xem là kém nhạy cảm trước sự thay đổi của giá. Khi hàng hoá được coi là hàng hoá xa xỉ (ví dụ đi du lịch nước ngoài), cầu về nó sẽ co giãn mạnh hơn theo giá. Khi giá hàng hoá tăng lên cao, trong điều kiện các yếu tố khác như thu nhập vẫn giữ nguyên, vì những người tiêu dùng vẫn có xu hướng ưu tiên cho việc thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nên họ có thể tạm hoãn hoặc cắt giảm mạnh việc chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ. Cầu về những hàng hoá này rõ ràng nhạy cảm hơn trước những thay đổi trong giá cả của chúng.

+ Yếu tố thời gian

Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi theo thời gian. Trong mộtkhoảng thời gian ngắn, cầu về nhiều loại hàng hoá là ít co giãn, trong khi trong dài hạn, cầu về những hàng hoá này lại co giãn mạnh hơn. Ví dụ, việc giá xăng tăng làm cho lượng cầu về xăng giảm, song khi sự thay đổi giá là như nhau, sự cắt giảm lượng cầu về xăng trong ngắn hạn thường nhỏ hơn so với trong dài hạn. Lý do là: trong một thời gian ngắn, người tiêu dùng tương đối khó điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình để thích ứng với việc giá xăng tăng. Họ có thể dùng xăng tiết kiệm hơn bằng cách bỏ đi những chuyến đi không thật cần thiết bằng ô tô, xe máy cá nhân. Thế nhưng việc tiết kiệm xăng bằng cách thay những chiếc ô tô, xe máyưa thích song lại tiêu tốn nhiều xăng bằng những chiếc xe ít “ăn” xănghơn lại đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Điều này càng đúng đối với các công ty vận tải – những hộ tiêu dùng xăng lớn. Tuy nhiên, nếu khuynh hướng giá xăng tăng cao vẫn duy trì trong dài hạn, người tiêu dùng sẽ có đủ thời gian để thay đổi hành vi của mình. Vả lại, thời gian càng dài, những cải tiến công nghệ cũng như việc phát minh những năng lượng mới, rẻ tiền hơn thay thế xăng dầu sẽ làm cho người tiêu dùng có nhiều khả năng lựa chọn hơn. Cầu về xăng theo giá trong dài hạn rõ ràng co giãn mạnh hơn so với trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, không phải đối với mọi hàng hoá tình hình đều diễn ra theo chiều hướng như vậy. Đối với một hàng hoá lâu bền như ô tô, tủ lạnh, khi giá cả của chúng tăng cao, lượng cầu ngắn hạn về những hàng hoá này thường giảm mạnh. Những người đang có ý định thay những chiếc ô tô cũ, những chiếc tủ lạnh đang dùng bằng những chiếc ô tô, tủ lạnh mới thường sẽ tạm hoãn lại nhu cầu mua sắm của mình. Tuy nhiên, nếu giá cả những hàng hoá này không có dấu hiệu giảm xuống, đến một lúc nào đó, họ không thể kéo dài thời gian sử dụng những chiếc ô tô, tủ lạnh cũ hơn được nữa. Họ vẫn phải mua sắm những chiếc ô tô, tủ lạnh mới. Điều đó cho thấy cầu về những hàng hoá lâu bền trong ngắn hạn lại có xu hướng co giãn mạnh hơn theo giá so với trong dài hạn.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Dạng Bài Tập So Sánh Hơn Tiếng Anh Lớp 6, Bài Tập Cấu Trúc Câu Dạng So Sánh Trong Tiếng Anh

Độ co giãn của cầu theo giá cung cấp một thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định các chiến lược giá cả. Điều này nằm ở chỗ: độ co giãn của cầu theo giá có quan hệ chặt chẽ với tổng doanh thu.

Tổng doanh thu về một loại hàng hoá chính là số tiền người ta thu được nhờ bán hàng. Nó bằng khối lượng hàng hoá bán được nhân với đơn giá: TR = P.Q (trong đó, TR là tổng doanh thu, P là mức giá, Q là sản lượng hàng hoá bán ra).

Khi cầu về hàng hoá là khá co giãn theo giá (tức là khi |eP| > 1), nếu tăng giá hàng hoá tổng doanh thu sẽ giảm, vì khoản lợi của việc bánhàng hoá với giá cao hơn không bù đắp được thiệt hại do việc giảm khối lượng hàng hoá bán được (do lượng cầu về hàng hoá giảm mạnh hơn).

Ngược lại, nếu doanh nghiệp giảm giá hàng hoá, nó sẽ tăng được tổngdoanh thu. Vì cầu khá co giãn, việc giảm giá hàng hoá sẽ khiến cho doanh nghiệp tăng mạnh được khối lượng hàng hoá bán ra. Khoản lợi này sẽ lớn hơn khoản thiệt do phải giảm giá. Tổng doanh thu, vì thế, tăng lên.

Khi độ co giãn của cầu theo giá bằng đơn vị ( tức |eP| = 1), sự tăng giá hay giảm giá chút ít sẽ không làm tổng doanh thu thay đổi. Trong

Xem Thêm : Nhạc Dân Vũ Rasa Sayang – Hướng Dẫn Nhảy Dân Vũ Rasa Sayang

trường hợp này, vì mức độ thay đổi tính theo phần trăm của giá cả và lượng cầu là bằng nhau nên cái lợi doanh nghiệp thu được từ việc tăng giá cũng bằng với khoản thiệt do nó phải giảm lượng hàng bán ra.

Khi cầu về hàng hoá kém co giãn theo giá (tức là khi |eP|

Các độ co giãn khác

+Độ co giãn của cầu theo thu nhập

Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng củalượng cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi của thu nhập trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu và phần trăm thay đổi trong thu nhập.

Gọi I là thu nhập của người tiêu dùng, eIlà độ co giãn của cầu theothu nhập của một loại hàng hoá, ta có:

*

Độ co giãn của cầu theo thu nhập cho chúng ta biết, nếu các điềukiện khác được giữ nguyên thì khi thu nhập tăng lên 1%, lượng cầu hàng hoá sẽ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm.

Tương tự như độ co giãn của cầu theo giá, có thể tính độ co giãn của cầu theo thu nhập theo hai phương pháp: tính theo một khoảng thu nhập và tính tại một điểm thu nhập.

Độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể dương hoặc âm. Đối với những hàng hoá thứ cấp, khi thu nhập tăng lượng cầu về hàng hoá giảm ở mọi mức giá và ngược lại. Điều đó có nghĩa là lượng cầu và mức thunhập là hai biến số vận động ngược chiều nhau. Nói cách khác eItrongtrường hợp này luôn nhỏ hơn 0.

Đối với các hàng hoá thông thường, khi thu nhập tăng, cầu về hàng hoá luôn luôn tăng và ngược lại. Sự vận động cùng chiều giữa lượng cầuvà thu nhập cho thấy, đối với các hàng hoá này eIlà một số dương, lớnhơn 0. Tuy nhiên, bằng quan sát thực nghiệm, người ta nhận thấy rằng,trong các hàng hoá thông thường, có một nhóm hàng hoá, khi thu nhập tăng, tuy mức cầu về hàng hoá cũng tăng theo song tốc độ tăng của mức cầu lại nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập. Nói cách khác, khi thu nhập tăng, tỷ trọng chi tiêu của người tiêu dùng về nhóm hàng hoá này trong tổng chi tiêu có xu hướng giảm. Ví dụ, nhóm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu ăn uống thuộc loại như vậy. Nhóm hàng này được gọi là hàng thôngthường thiết yếu. Đối với chúng, eItuy lớn hơn 0, song lại nhỏ hơn 1, vì%∆QD %∆I khi thunhập I tăng nên eIlà một đại lượng lớn hơn 1.

Vì là thước đo mức độ thay đổi của nhu cầu khi thu nhập thay đổi nên độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể cho chúng ta những thông tinhữu ích về triển vọng kinh doanh một loại hàng hoá trong tương lai.

Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của dân chúng tăng lên sẽ khiến cho họ thay đổi dần mô hình chi tiêu. Họ dần dần ít chi tiêu hơn cho những hàng thứ cấp và tăng nhanh phần chi tiêu cho những hàng hoá cao cấp hay “xa xỉ”. Những nghiên cứu thực nghiệm nhằm đo lườngcụ thể eIcó thể giúp cho các nhà doanh nghiệp có những quyết định đầutư hiệu quả.

+ Độ co giãn của cầu theo giá chéo

Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường phản ứng của cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng hoá khác. Độ co giãn của cầu về hàng hoá X theo giá của hàng hoá Y được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu về hàng hoá X và phần trăm thay đổi trong mức giá của hàng hoá Y, trong điều kiện cácyếu tố khác là giữ nguyên. Biểu diễn theo công thức ta có:

*

trong đó eXYlà độ co giãn của cầu về hàng hoá X theo giá của hàng hoáY, QDXlà lương cầu của hàng hoá X, PYlà mức giá của hàng hoá Y, ∆biểu thị mức thay đổi. Các phương pháp tính eXYcũng được sử dụngtương tự như trong trường hợp tính các độ co giãn khác.

Độ co giãn của cầu theo giá chéo phụ thuộc vào thực chất mối quan hệ giữa hàng hoá X và Y. Nếu chúng là cặp hàng hoá bổ sung cho nhau,eXYsẽ có giá trị âm, vì khi giá hàng hoá Y tăng thì lượng cầu về hàng hoáX ở mỗi mức giá (của X) sẽ giảm và ngược lại. Nếu X và Y là nhữnghàng hoá thay thế cho nhau, eXYsẽ có giá trị dương, vì khi giá hàng hoá Ytăng, cầu về hàng hoá X sẽ tăng và ngược lại. Các hàng hoá này càng cócông dụng giống nhau, càng dễ thay thế cho nhau, mức độ gia tăng trong cầu về hàng hoá X càng lớn khi giá hàng hoá Y tăng lên 1%. Điều đó cónghĩa là eXYcàng lớn.

Việc nghiên cứu và thu thập thông tin về độ co giãn của cầu theogiá chéo cũng rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp. Khi sự biến động giá của các mặt hàng khác cũng ảnh hưởng đến cầu của mặt hàng mà doanh nghiệp dang kinh doanh, doanh nghiệp không thể thờ ơ trước diễn biến cung, cầu trên các thị trường hàng hoá có liên quan.

Xem thêm: Tải Mẫu Giấy Giới Thiệu Người Vào Đảng Chi Tiết Nhất, Giấy Giới Thiệu Người Vào Đảng

Trong các độ co giãn của cầu nói trên, độ co giãn của cầu theo giá được coi là quan trọng nhất đối với quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế, nói đến độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá, thường người ta hàm ý nói đến độ co giãn của cầu theo giá.

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Tin Tức

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button