Tin Tức

Vụ Án Ông Trùm Ma Túy Vũ Xuân Trường Qua Hồ Sơ Vụ Án Vũ Xuân Trường 1996

Vẫn nụ cười không bao giờ tắt trên môi, Phênh bảo đời người không ai may mắn hai lần, chuyến này về nước sẽ ở nhà chăn gà cùng vợ con, “cạch” đến già với ma túy.

Đang xem: Hồ sơ vụ án vũ xuân trường 1996

Trở về nước trong dịp đặc xá vừa qua ở trại giam Thanh Xuân là một phạm nhân có thân phận thật đặc biệt. Đó là Xiêng Phênh, quốc tịch Lào, kẻ “nổi tiếng” trên đất Việt Nam vì tham gia đường dây ma túy của Vũ Xuân Trường, thoát chết đúng giây phút dựa cột, giờ được giảm án, trở về nước.

“Phút 89”

Hai người cùng chiếc xe được đưa về khu vực Thanh Xuân, kiểm tra và 90 bánh heroin dù được giấu khá kỹ ở các ngóc ngách của xe lần lượt được gỡ ra. Ngày đó, bắt được kẻ buôn bán 1 đến 2 bánh heroin đã là quá lớn thì việc bắt giữ hai người Lào với một bao tải ma túy quả là chuyện động trời. Ngay lập tức, Xiêng Phênh và Xiêng Nhông bị bắt giam. Nằm trong buồng giam, Phênh cũng lờ mờ đoán biết việc anh ta bị bắt là do đồng bọn chơi “bẩn”. Sau này, Xiêng Phênh đã hiểu rõ Vũ Xuân Trường, lúc đó đang là đại uý thuộc Cục Cảnh sát hình sự, chính là người cung cấp thông tin để thiếu tá Vũ Hữu Chỉnh, Phó phòng 8 Cục cảnh sát kinh tế (cũ) bắt Phênh chỉ sau 15 ngày lập chuyên án.

“Khoảng một tháng sau ngày bị bắt, Vũ Hữu Chỉnh cùng Vũ Xuân Trường vào gặp tôi. Trong khi Trường động viên tôi cứ khai hết sự thật thì Vũ Hữu Chỉnh lại có thái độ ngược lại, ý nói rằng khai với cơ quan điều tra thế nào thì ra tòa cứ khai như thế, mọi việc sẽ an bài… Lúc đó tôi vẫn nghĩ, rồi họ sẽ có cách cứu tôi vì một đường dây phải vài người bị bắt nhưng đằng này chỉ có mình tôi nên tôi rất tin họ đã có cách. Nghĩ vậy nên tôi tin chắc mình sẽ không bị xử bắn và nhất quyết không khai ra ai, thậm chí khi cán bộ điều tra bảo với số lượng từng ấy ma túy, phải dựa cột tới vài lần, tôi vẫn lạc quan cười…”, Xiêng Phênh kể.

*

Xiêng Phênh khi còn trong trại giam Thanh Xuân

Xem Thêm : Giải Bài Tập Vật Lý 9 Sbt Bài 2, Giải Bài Tập Sbt Vật Lý 9: Bài 2

Theo lời kể của Phênh, anh ta vẫn nhớ như in hình ảnh thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội bây giờ, hồi đó còn là trung tá, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội, thành viên Hội đồng Thi hành án tử hình, đã xin chịu trách nhiệm về trường hợp Xiêng Phênh được hoãn thi hành án để tiếp tục mở rộng điều tra vụ án sau này.

Rồi từ lời khai của Phênh, Vũ Xuân Trường, Vũ Hữu Chỉnh và một số cán bộ công an, biên phòng liên quan khác lần lượt bị bắt giam. Năm 1998, Vũ Xuân Trường bị đưa đi thi hành án tử hình, những tên đồng bọn như Vũ Hữu Chỉnh, Nguyễn Trọng Kỳ, Đỗ Tuấn Anh bị đưa đi cải tạo ở các trại giam Nam Hà đến năm 2005, Đỗ Tuấn Anh được đặc xá, những người khác vẫn ở lại đây cho đến nay. Với “thành tích” này, Phênh đã giúp Công an Việt Nam bóc gỡ đường dây ma túy lớn có sự tham gia của những công an, biên phòng biến chất, Xiêng Phênh được ân giảm án tử hình xuống chung thân.

15 năm chờ một ngày đặc xá

15 năm có lẻ sống trong trại giam, từ lúc chỉ biết tiếng Việt lơ lớ, nay Xiêng Phênh đã nói sõi hơn cả người Việt. Vẫn giữ cho mình nụ cười khá hiền lành nhưng giờ đây không còn một Xiêng Phênh ù lì, ngại vận động, béo phì như hồi mới vào nữa. Xiêng Phênh không chỉ chấp hành tốt nội quy, chính sách của trại giam mà còn là cánh tay đắc lực của quản giáo trong việc hướng dẫn, truyền đạt lại những “kiến thức” đã học cho những người Lào phạm tội khi mới vào trại Thanh Xuân.

Cũng như các phạm nhân khác, ngày lao động của Xiêng Phênh là khâu bóng. Từ việc học cách cầm kim, xỏ chỉ, khâu cho thẳng đường, đều mũi, Phênh nhanh chóng “lành nghề”, tháng nào cũng vượt định mức, được cán bộ trại giam tín nhiệm, giao cho nhiệm vụ hàng sáng phát dụng cụ, nguyên liệu cho các phạm nhân, cuối ngày kiểm tra, phân loại và nhập kho thành phẩm. Xiêng Phênh bảo mỗi tháng được thưởng gần trăm ngàn đồng tiền vượt định mức nhưng sao thấy quý hơn thời buôn ma túy, lúc nào trong túi cũng rủng rỉnh tiền đến nỗi chả biết làm gì cho hết, đành “đốt tiền” bằng cách mua ôtô đắt tiền, đi năm bảy tháng rồi vứt.

Năm lần được giảm án nhưng Xiêng Phênh bảo không vui gì hơn khi biết mình có trong danh sách được đặc xá dịp 2-9 mặc dù chỉ sớm hơn một tháng so với thời hạn. Theo thượng tá Phan Trọng Hà, Phó giám thị trại giam Thanh Xuân, Xiêng Phênh là phạm nhân khá đặc biệt bởi được báo chí quan tâm nhiều nhất và lúc nào anh ta cũng cười như thể được sống với anh ta đã là một đặc ân lớn nên phải cười để tri ân.

Tiếng hát Thào On Xi

Hàm răng trắng đều đặn, Thào On Xi bẽn lẽn nhưng ít người biết với giọng hát trong ấm, anh ta làm mê hoặc nhiều người khi trình diễn bài hát Cung đàn mùa xuân.

Xem Thêm : Tuyển Chọn 4 Bài Thuyết Minh Về Tác Phẩm Binh Ngô Đại Cáo Của Nguyễn Trãi

Xem thêm: Đại Học Thủ Đô Hà Nội Tuyển Sinh 2018, Thông Tin Tuyển Sinh Năm

Giống như Xiêng Phênh, On Xi cũng thoát án tử hình về tội vận chuyển ma túy. Cũng nụ cười thường trực trên môi, chăm chỉ lao động, On Xi còn có biệt tài dùng tiếng hát để cảm hóa bạn tù cùng buồng giam. Chính vì hát hay nên không có hội diễn văn nghệ nào dành cho các phạm nhân do trại tổ chức mà vắng mặt anh ta. Tiếng hát của Thào On Xi ấm áp như mê hoặc lòng người. On Xi bảo: “Việt Nam là quê hương thứ hai của tôi, bởi Việt Nam đã sinh ra tôi thêm một lần nữa”.

Thào On Xi hay còn gọi là Lò Văn Bấc, năm nay 46 tuổi, sinh ra trong một gia đình có năm anh em, tại tỉnh Mường Ét, Hủa Phăn thuộc Thượng Lào. Năm 1981, sau khi học xong văn hóa, On Xi được cử sang Việt Nam tham gia lớp học về y tế tại tỉnh Thanh Hóa. Cùng đi với On Xi ngày đó tại tỉnh Mường Ét chỉ có năm người nên gia đình On Xi rất hãnh diện bởi hầu hết người dân trong thị trấn đều sống dựa vào nghề làm ruộng. Thế nhưng sự nghiệp học hành của On Xi chỉ kéo dài được một năm thì anh ta bỏ, ở nhà chăm sóc bố mẹ. Lấy vợ, liên tiếp sinh con, do biết tiếng Việt lại sống ở vùng giáp biên nên On thường xuyên qua lại vùng cửa khẩu Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, mua áo quần, vải vóc, đồ gia dụng… mang về Lào bán kiếm lời. Buôn bán được một thời gian, anh ta đã bị một số đối tượng rủ rê, dẫn mối để chuyển sang nghề buôn bán, vận chuyển hàng trắng.

Trái ngược hoàn toàn với vẻ “hồn nhiên” của Xiêng Phênh, ngay sau khi tòa tuyên án tử hình, Thào On Xi đã bị suy sụp nặng. Thời gian chờ đợi ngày ra pháp trường là khoảng thời gian khủng khiếp nhất đối với On Xi. Bản năng thèm được sống trỗi dậy mãnh liệt trong anh ta. Giống như bao nhiêu tử tù khác, Thào On Xi cũng đã phải đối mặt với cảm giác hối hận, nuối tiếc, đau khổ đến tột cùng. Mặc dù được người nhà thăm nuôi tiếp tế khá nhiều nhưng với On Xi lúc này cái mà anh ta quan tâm là nằm cầu nguyện cho mình được sống. On Xi kể lại rằng, không đêm nào anh ta ngủ ngon giấc vì phập phồng lo sợ, cho tới khi thấy ánh bình minh ló rạng qua khe cửa mới thở phào bởi ít nhất cũng được sống thêm một ngày nữa. Cho đến tận bây giờ, Thào On Xi vẫn còn nguyên vẹn cảm giác bàng hoàng để rồi sau đó vỡ òa hạnh phúc khi được cán bộ thông báo mình đã được Chủ tịch nước Việt Nam tha tội chết.

Từ trạng thái luôn như người mất hồn, On Xi tỏ ra lạc quan, yêu đời bởi theo như anh ta tâm sự thì dù còn đang chịu án chung thân và bản thân đã cải tạo được hơn 10 năm nhưng như thế vẫn có nghĩa là nhìn thấy ngày trở về, gặp vợ con. Do cải tạo tốt lại hoạt bát nên anh ta được giao nhiệm vụ làm Đội trưởng Đội phạm nhân 14. Nhiệm vụ của On Xi là giúp quản giáo đôn đốc, nhắc nhở 58 phạm nhân mang quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Lào chấp hành tốt các nội quy, chính sách của trại.

Xem thêm: Tìm Bạn Bốn Phương, Hẹn Hò, Kết Bạn Hà Nội, Tìm Bạn Gái Hà Nội, Tìm Bạn Trai Hà

Nhớ ngày mới từ trại tạm giam tỉnh Sơn La xuống, On Xi được phân công lao động ở bộ phậm khâu bóng, lóng ngóng không biết phải khâu thế nào để những miếng da đủ màu kia thành quả bóng tròn vo, nhiều múi. Một tuần, hai tuần trôi qua, khi cây kim bé tí đã chịu nghe theo sự điều khiển của đôi tay thì On Xi đã thao tác thành thục, tháng nào cũng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, được thưởng bằng hiện vật. Thời gian rỗi, On Xi tranh thủ lên thư viện đọc sách, xem tivi để cập nhật thông tin và nâng vốn hiểu biết tiếng Việt. On Xi bày tỏ: Sẽ cải tạo thật tốt để sớm được giảm án, hoàn lương và trở về với gia đình.

Mười năm có lẻ không được đón tết Lào nhưng On Xi bảo năm nào ở trong trại, những ngày tết cổ truyền của người Lào On Xi cũng được cán bộ cho lấy nước té nhau. On Xi bảo tết Lào khác tết Việt Nam nhưng vì nhà ở gần biên giới, bạn bè vẫn thi thoảng mời nhau sang ăn uống nên luôn coi tết Việt Nam như tết của mình. Chẳng biết có phải với các phạm nhân, thời gian ở trại giam, suy nghĩ thường ngược dòng về quá khứ nhiều hơn nên không biết mình già hay chỉ với On Xi là như vậy nên trong các chương trình văn nghệ, mỗi khi đi biểu diễn ở đâu, bài đầu tiên mà anh ta cất tiếng hát bao giờ cũng là bài “Cung đàn mùa xuân”.

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Tin Tức

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button