Hỏi Đáp

List truyền thông quốc tế là gì

Công ty truyền thông quốc tế là gì Đơn vị

Truyền thông quốc tế là một ngành nghề triển vọng trong xu thế phát triển của thị trường hiện nay. Ngành truyền thông quốc tế học trường nào cũng là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Khi kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập gia tăng thì cũng là lúc các hoạt động giao lưu, đối ngoại và truyền thông giữa các nước cũng ngày được chú trọng. Nhu cầu việc làm tăng cao cũng đặt ra gánh nặng đối với nhiệm vụ đào tạo, làm sao để đào tạo ra những cử nhân chuyên nghiệp phục vụ cho công tác đối ngoại, báo chí, ngoại giao, quan hệ công chúng,… Bản thân người muốn theo học cũng phải tự trả lời được câu hỏi ngành truyền thông quốc tế học trường nào để có định hướng tốt hơn cho chặng đường phát triển tương lai và tìm ra lối đi phù hợp cho mình. Vì vậy, hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để thu lượm những kiến thức quan trọng nhất nhé!

Ngành truyền thông quốc tế là gì?

Ngành Truyền thông quốc tế hay còn gọi là Truyền thông toàn cầu, Truyền thông xuyên quốc gia có tên gọi tiếng Anh chung là International Communication. Truyền thông quốc tế là hoạt động tuyên truyền quảng bá giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sự tác nghiệp của các phóng viên, nhà báo quốc tế thường trực hoặc theo sự kiện, cũng như các nhà truyền thông.

Bạn đang xem: truyền thông quốc tế là gì

List truyền thông quốc tế là gìTruyền thông quốc tế là gì? Ngành Truyền thông quốc tế học trường nào tốt nhất? (Ảnh: Internet)

Ngành Truyền thông quốc tế ra đời với nhiệm vụ đào tạo và cung cấp cho xã hội và thị trường một nguồn nhân lực chất lượng cao về các ngành thông tin đối ngoại, báo chí, truyền thông, ngoại giao văn hóa,… làm việc trong các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể, các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp trong & ngoài nước.

Trong quá trình học, sinh viên của ngành sẽ được rèn luyện và trau dồi liên tục các kỹ năng và kiến thức chuyên môn về ngành Truyền thông quốc tế dựa trên nền tảng là Truyền thông đại chúng hiện nay, học cách giao tiếp thông qua các ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực ngoại giao giữa các châu lục như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung,…

Ngoài ra, sinh viên sẽ được trang bị thêm những kỹ năng về nghiệp vụ mang tính tác nghiệp thực tế như kỹ năng nghe nhìn, tổng hợp; tìm kiếm và phân tích các thông tin quốc tế; khai thác trong quá trình đưa tin; kỹ năng đọc tình huống và xử lý vấn đề khi có phát sinh; kỹ năng tổ chức sự kiện, quảng bá, đối ngoại,… Bên cạnh đó còn là những kỹ năng quan trọng khác về việc quản lý & xử lý khủng hoảng truyền thông, phương pháp tác nghiệp ngoại giao văn hóa, kỹ năng nghiên cứu cùng tư duy phản biện chặt chẽ,… Ngoài ra, để đáp ứng được khối lượng công việc cao và thuần thục xử lý các vấn đề, người trong ngành còn phải trau dồi các kỹ năng mềm như lập kế hoạch, lên khung chương trình, thiết kế ấn phẩm truyền thông quảng cáo cho các sự kiện; đồng thời quản lý danh sách các đối tác truyền thông (báo chí, media, truyền hình) hay thậm chí là chủ trì, quản lý các event, hội nghị.

Có thể nói, công việc của một người học trong ngành truyền thông đại chúng là rất đa dạng, chỉ là bạn có nắm bắt được cơ hội và chịu khó rèn luyện hay không thôi!

Ngành truyền thông quốc tế học trường nào tốt nhất?

Song song với nhu cầu ngày càng cao thì ngành truyền thông quốc tế cũng đang được giảng dạy ở khá nhiều trường. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có chương trình đào tạo chuẩn và đảm bảo chất lượng giảng dạy cho sinh viên. Vậy ngành truyền thông quốc tế học trường nào tốt nhất|? Dưới đây là 2 trường có kế hoạch giảng dạy được đánh giá cao nhất trong tất cả các trường.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyềnNgành truyền thông quốc tế Học viện Báo chí (Ảnh: laodong)

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những ngôi trường có truyền thống lâu đời trong công tác giáo dục, bồi dưỡng những cá nhân làm trong lĩnh vực báo chí, tuyên truyền, truyền hình đại chúng, thông tin đối ngoại,… Trường không chỉ là cơ sở giảng dạy uy tín về lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn là nơi liên tục cập nhật những xu hướng giảng dạy về truyền thông quốc tế. Với bề dày lịch sử gần 60 năm, cùng với đội ngũ giảng viên chất lượng đều là những người đã học và làm việc lâu năm trong ngành, tin chắc rằng đây sẽ là môi trường đáng tin cậy để bạn theo học ngành truyền thông quốc tế.

Học viện Ngoại giao

Học viện Ngoại giaoTruyền thông quốc tế Học viện Ngoại giao điểm chuẩn (Ảnh: Internet)

Ngôi trường thứ hai không thể không kể tên đến chính là Học viện Ngoại giao. Đúng như tên gọi, đây là ngôi trường “sản sinh” ra những cử nhân chất lượng cao phục vụ cho ngành Ngoại giao Việt Nam cũng như cho các lĩnh vực khác liên quan. Mục tiêu của ngành Truyền thông quốc tế tại Học viện Ngoại giao là đào tạo ra đội ngũ cử nhân có chất lượng, thành thạo kỹ năng truyền thông hiện đại, biết vận dụng sáng tạo những kiến thức nền tảng đa dạng (chính trị quốc tế, kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế) và sử dụng công cụ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung) vào hoạt động truyền thông quốc tế trong môi trường hội nhập, nhằm phục vụ cho công cuộc hội nhập và phát triển toàn diện của đất nước trong giai đoạn mới (2021-2030).

Ngoài 2 trường trên, còn một số trường khác cũng đào tạo ngành Truyền thông quốc tế như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hay Đại học Văn hóa,… để bạn có thể tham khảo thêm.

Ngành truyền thông quốc tế thi khối nào?

Nắm bắt được việc lựa chọn ngành truyền thông quốc tế học trường nào tốt và phù hợp nhất cho bản thân mình thì bạn cũng cần lưu ý đến việc chọn khối thi. Có 5 khối thi nhằm phục vụ cho việc thi xét tuyển ngành Truyền thông quốc tế vào các trường bao gồm:

  • Khối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • Khối D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
  • Khối D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

Điểm chuẩn ngành truyền thông quốc tế

Bạn có thể tham khảo điểm chuẩn mới nhất của ngành Truyền thông quốc tế năm 2020 từ hai trường Học viện Báo chí & Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao trong bảng dưới đây:

Xem thêm: List nữ sinh năm 1994 hợp hướng nào

Xem Thêm : Phân tích hai khổ đầu bài Tràng Giang – Trường THPT Sóc Trăng

Điểm chuẩn ngành truyền thông quốc tếNgành truyền thông quốc tế Điểm chuẩn (Ảnh: thituyensinh)

Ngành truyền thông quốc tế học những gì?

Khi đã lựa chọn được ngành truyền thông quốc tế học trường nào, thi khối nào và đánh giá được điểm chuẩn của các trường thì bắt đầu bạn nên đi sâu vào tìm hiểu chương trình học của các trường mà bạn quan tâm. Chương trình đào tạo ngành Truyền thông quốc tế không chỉ xoay quanh các kiến thức chuyên môn cần thiết mà còn phụ trách giảng dạy các kiến thức giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp; kiến thức cơ sở ngành, khối ngành; kiến thức bổ trợ; các kỹ năng mềm cần thiết cũng như năng lực tự chủ và trách nhiệm. Bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo dưới đây của ngành Truyền thông quốc tế thuộc Học viện Báo chí & Tuyên truyền.

Khối kiến thức giáo dục đại cương

Khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (bắt buộc):

Khối kiến thức giáo dục đại cương

Khoa học xã hội nhân văn:

Khoa học xã hội nhân văn:

Khoa học tự nhiên: Tin học ứng dụng

Ngoại ngữ (chọn 1 trong 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung):

Ngoại ngữ (chọn 1 trong 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung)

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành:

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức ngành:

Khối kiến thức ngành chuyên nghiệp

Kiến thức bổ trợ:

Khối kiến thức bổ trợ chuyên ngành

Kiến thức chuyên ngành:

Xem thêm: List go in for là gì

Xem Thêm : Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không 2022? – HoaTieu.vn

Những môn chuyên ngành trong truyền thông quốc tế

Học phần thay thế khóa luận:

Môn học phần thay thế khoá luận

Tự chọn:

Các môn tự chọn của ngành truyền thông quốc tế

Chương trình học Truyền thông quốc tế Học viện Báo chí và tuyên truyền

Tiềm năng và cơ hội việc làm của ngành Truyền thông quốc tế

Tiềm năng và cơ hội việc làm của ngành Truyền thông quốc tếNgành truyền thông quốc tế học trường nào để ra trường dễ xin việc (Ảnh: educations)

Ngành Truyền thông quốc tế đang đứng trước cơ hội việc làm vô cùng rộng lớn ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Với kiến thức và kỹ năng chuyên ngành truyền thông quốc tế, có bổ trợ các kiến thức liên ngành (quan hệ quốc tế, luật quốc tế, kinh tế quốc tế) và kỹ năng ngoại ngữ được trang bị trong quá trình học tập, khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm đa dạng ở những vị trí khác nhau như:

  • Làm việc trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại, trao đổi và hợp tác văn hóa của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, ban, ngành.
  • Làm việc tại các hãng, các tổ chức truyền thông, báo chí trong và ngoài nước ở các vị trí: Phóng viên, bình luận viên, biên tập viên,…
  • Làm việc ở các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh tế của Việt Nam có quan hệ hợp tác với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam
  • Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo truyền thông, các cơ quan nghiên cứu quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài.

Mức thu nhập của ngành Truyền thông quốc tế

Mức thu nhập trung bình của ngành Truyền thông quốc tế tại Việt Nam hiện nay được cho là cao hơn so với các ngành khác do nhu cầu tuyển dụng cao (ngành hot) mà đầu ra lại ít do không có nhiều cơ sở đào tạo. Mức lương khởi điểm có thể từ 400-700$ (~8- 14 triệu đồng); sau đó sẽ nâng dần theo kinh nghiệm và tài năng của nhân viên. Cấp quản lý sẽ có mức lương từ 25-50 triệu đồng tùy vào quy mô công ty và năng lực của quản lý.

Những kỹ năng cần có với ngành Truyền thông quốc tế

Lựa chọn ngành truyền thông quốc tế học trường nào đã khó vậy mà để học được ngành này bạn cũng phải có thêm một số các kỹ năng nhất định. Cũng như vô số ngành nghề khác, ngành Truyền thông quốc tế cũng có những đòi hỏi nhất định đối với những người theo học và làm trong ngành.

Là một nghề phải giao tiếp và đòi hỏi sức sáng tạo, nhạy bén nhiều, bạn cần trang bị cho mình đủ các tố chất và năng lực cần thiết thì mới có thể theo ngành lâu dài và hiệu quả. Dưới đây mà một số kỹ năng nổi bật cần có:

  • Kỹ năng giao tiếp và tác nghiệp văn hóa
  • Kỹ năng quan sát, tổng hợp, phân tích tin tức quốc tế
  • Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo
  • Kỹ năng đọc tình huống và xử lý vấn đề linh hoạt, nhạy bén
  • Kỹ năng tổ chức, quảng bá sự kiện
  • Kỹ năng tuyên truyền, ngoại giao
  • Kỹ năng đàm phán, làm việc và hợp tác với các phòng ban trong công ty, các đối tác bên ngoài
  • Kỹ năng sáng tạo với các ấn phẩm truyền thông
  • Kỹ năng tin học cơ bản
  • Tư duy phản biện chặt chẽ

Đặc biệt, người làm truyền thông cần phải coi trọng nhất sự cẩn thận, trung thực, cầu toàn, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức truyền thông, hiểu rõ các quy định về truyền thông để bảo vệ lợi ích về mặt hình ảnh và danh dự cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội; tránh vì lợi ích cá nhân mà vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Lời kết

Như vậy MarketingAI đã cùng bạn đi qua những điểm lưu ý quan trọng để trả lời cho câu hỏi ngành truyền thông quốc tế học trường nào. Hiện nay truyền thông quốc tế là một ngành nghề đang hot và đem lại mức thu nhập cao cho những người trong nghề. Do vậy nếu yêu thích ngành nghề này các bạn hoàn toàn có thể đăng ký nào trong kì tuyển sinh sắp tới nhé. Hy vọng qua những ý kiến trên, bạn đã có thể tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi ngành truyền thông quốc tế học trường nào tốt nhất và sẽ có quyết định sáng suốt hơn cho chặng đường học tập tương lai. Chúc các bạn thành công!

Tô Linh – MarketingAI

Tổng hợp

Xem thêm: Các Zabbix là gì ? Tìm hiểu hệ thống giám sát mạng Zabbix

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Hỏi Đáp

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button