Hỏi Đáp

Tá dược trơn

Trong viên thuốc, dược chất đem lại tác dụng điều trị chính, thế nhưng để tạo ra dạng bào chế sử dụng tạo được hiệu quả, tăng độ ổn định trong quá trình bảo quản, thuận tiện trong vận chuyển, phân phối thì tá dược lại là thành phần đóng vai trò cốt lõi. Trong đó tá dược trơn được dùng rất phổ biến để tạo viên nhẵn bóng, dễ dàng khi dập viên, gần như là tá dược thiết yếu khi bào chế viên nén.

Tá dược trơn
Tá dược trơn

Khái niệm

Tá dược trơn là loại bột khi thêm vào tạo thành các lớp nhẵn, giảm ma sát giữa các tiểu phân hoặc chống dính giữa tiểu phân với chày cối, tăng khả năng trơn chảy của khối bột. Chính vì khả năng giảm lực liên kết các hạt rắn với nhau nên cũng khó trộn đều thành phần trong công thức. Theo kinh nghiệm bào chế, sau khi dược chất và tá dược khác trộn đều, chuẩn bị dập viên mới cho tá dược trơn với lượng đã tính toán theo công thức trộn trong thời gian ngắn.

Bạn đang xem: aerosil là tá dược gì

Vai trò của tá dược trơn

Tá dược trơn là nhóm tá dược có nhiều công dụng trong dập viên như chống ma sát, chống dính, điều hòa sự chảy, làm tăng thẩm mỹ cho viên.

Chống ma sát

Tác dụng chống ma sát giữa thành cối và viên khi dập nén là mục đích chủ yếu của người xây dựng công thức. Do khi nén viên, lực ép tác dụng vào cả thành cối, không chỉ tạo liên kết của khối bột mà còn làm viên dính lên thành cối. Khi lực liên kết này đủ lớn sẽ làm quá trình đẩy viên ra khỏi chày cối bị lỗi, sứt mẻ cạnh, vỡ viên. Khi dùng tá dược trơn, sự phân bố đều tá dược này trên bề mặt viên giúp giảm ma sát, dễ dàng đẩy viên ra khỏi cối.

Chống dính

Với những viên chứa dược chất háo ẩm, khi dùng lực dập nén, viên dễ dính vào chày trên, khó lấy viên khỏi chày. Hiện tượng này cũng thường xuất hiện khi dập viên có rãnh hoặc in logo, vì thế tá dược trơn được thêm vào để bao quanh bề mặt ngoài, làm giảm tiếp xúc của dược chất vào đầu chày, giảm dính chày.

Làm viên bóng đẹp

Tá dược trơn thường nhẵn, mịn, nhẹ, dễ bám dính vào về mặt, chính những đặc điểm đó giúp chúng dễ chảy, ít dính, dập viên nhẵn bóng, ổn định cơ học. Khi so sánh cùng hai công thức tương tự nhau chỉ khác là có tá dược trơn và không có đều nhận thấy viên có tá dược trơn nhìn đẹp mắt, bề mặt bên ngoài nhẵn, không tạo các lỗ li ti như viên không có tá dược trơn. Viên nhẵn bóng khi phun tá dược bao (bao màu hay bao film) đều giúp phân tán đều các tá dược này và giữ cấu trúc viên tránh bong các lớp bao bên ngoài.

Tá dược trơn có rất nhiều tác dụng tốt cho tạo viên vậy có cần chú ý đến lượng tá dược này không? Có phải càng nhiều càng tốt?

Tá dược trơn tuy chống dính, giảm ma sát và làm nhẵn bóng viên nhưng nó cũng có nhược điểm có thể làm phân lớp bột giảm đồng đều dược chất, để khắc phục điều này có thể giảm thời gian trộn tá dược trơn như đã đề cập ở trên. Tá dược này cũng làm giảm liên kết tiểu phân giảm độ bền cơ học nên cần chọn loại tá dược trơn thích hợp, hàm lượng đủ mà không làm ảnh hưởng đến độ cứng của viên. Khi cho tá dược trơn với lượng lớn có nguy cơ làm giảm độ rã, khả năng hòa tan dược chất do tính sơ nước của chúng sẽ tránh sự tiếp xúc của niêm dịch với dược chất gây khó rã, giảm sinh khả dụng.

Phân loại

Tá dược trơn có thể được lựa chọn tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm dược chất bào chế và mục đích sử dụng tá dược này. Để giúp việc lựa chọn tá dược, người ta đã chia tá dược trơn theo các cách khác nhau như sau:

Theo độ tan

Tá dược trơn phân theo độ tan gồm hai loại là tá dược trơn tan được và tá dược trơn không tan. Tá dược trơn tan được cần sử dụng với tỷ lệ hàm lượng lớn do khả năng giảm ma sát kém, hầu như không có khả năng chống dính, tác dụng làm trơn của nhóm này khá yếu, ít được sử dụng, tuy nhiên nhóm này sẽ ít hoặc không ảnh hưởng đến quá trình rã của viên.

Tá dược trơn không tan chỉ cần dùng ở nồng độ rất thấp đã phát huy được tác dụng chống dính, chống ma sát rất tốt.

Theo bản chất hóa học

Tham khảo: Những nhau thai bám thấp nên ăn gì

Xem Thêm : Tả con gà mái Hay Chọn Lọc

Acid béo, alcol béo và hydrocarbon gồm Octacosane, Acid stearic, dầu khoáng,…

Ester của acid béo gồm Alkyl sulfat (Na lauryl sulfate, Magnesium lauryl sulfate), dodecanoic triglyceride, Na stearyl fumarate, sucrose monopalmitate, glyceryl behenate, glyceryl palmitostearate, các dầu thực vật,…

Muối của acid béo gồm Mg stearate, Al Stearate, Na Stearate, Ca Stearate, Zn Stearate

Các chất vô cơ gồm talc, silicon dioxyd dạng keo khan

Các polymer gồm PEG 6000, PEG 4000, polytetrafluoroethylene(FluonL 169), polyoxyethylene-polyoxypropylene copolymer (Lutrol F68).

Theo vai trò

Các chất có vai trò giảm ma sát gồm:

Magnesi stearat, Ca Stearat hàm lượng khoảng 0,25-1,5% có khả năng điều hòa sự chảy và chống dính tốt. Tương kỵ với các chất có tính acid, muối sắt, chất khử.Giảm độ cứng viên và kéo dài thời gian rã.

Stearic acid hàm lượng khoảng 1-4% có khả năng giảm ma sát kém hơn magnesi stearat.

Dầu thực vật hydrogen hóa hàm lượng khoảng 2-5%.

Dầu khoáng hàm lượng khoảng 1-3% cần lưu ý đặc điểm khó phân tán vào khối bột.

Talc hàm lượng thích hợp khoảng 2-5%.

PEG (4000 và 6000) 2-5%Không có khả năng điều hòa sự chảy và chống dính.

Có thể bạn quan tâm: Doanh thu biên (Marginal revenue) là gì?

Xem Thêm : Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi? – Luật Trí Nam

Sáp hàm lượng thích hợp là 1-5%.

Glyceryl palmitostearate và glyceryl behenate dùng khoảng 2-5%.

Natri stearyl fumarate hàm lượng hay dùng là 0,5-2%, Acid boric 1%, Na benzoat 5%,

Na oleat 5%, Na Acetat 5%, Natri lauryl sulfat 1-5%, Magie lauryl sulfat 1-2%, Natri stearyl fumarate 0,5-2%.

Các chất có vai trò chống dính gồm: Talc 1-5%, tinh bột 3-10%, Colloidal silica 0,1-0,5%, Natri lauryl sulfat <1%, stearate <1%, D,L -Leucine 3-10%.

Với vai trò điều hòa sự chảy gồm hai tá dược trơn là talc (hydrous calci magnesi silicat) và silicon dioxide (aerosil, colloidal silicon dioxide).

Các tá dược trơn hay dùng

Ngày nay, người ta đã tìm ra rất nhiều tá dược trong nhóm bào chế thuốc, tuy nhiên không phải tá dược nào cũng được ưu tiên sử dụng. Tá dược trơn cũng vậy, phụ thuộc theo khả năng làm trơn, đảm bảo trơ về mặt lý hóa chỉ có một số ít tá dược thường xuyên được chọn, dưới đây là chi tiết về các tá dược trơn hay xuất hiện trong công thức.

Acid stearic và muối

Acid stearic và muối của nó là một tá dược trơn rất thông dụng, vừa giúp giảm ma sát vừa chống dính. Muối calci và magnesi của acid stearic có thể bám dính tốt nên hay dùng với tỷ lệ 1%. Loại này thường ảnh hưởng tới thời gian rã của viên do là chất sơ nước nên phù hợp trong bào chế viên ngậm, viên giải phóng kéo dài.

Talc

Tá dược talc có khả năng bám dính bề mặt hạt kém hơn nhóm acid stearic và muối của chúng nhưng làm trơn, điều hòa sự chảy rất tốt. Ưu điểm của bột talc trong nhóm này là ít sơ nước nên hầu như không ảnh hưởng đến thời gian rã của viên. Tỷ lệ dùng talc khoảng 2-5%. Do bột talc rất dễ lẫn các kim loại và muối carbonat kiềm nên cần tinh chế kỹ để giảm tác động xấu lên độ ổn định của dược chất dễ bị oxy hóa.

Aerosil

Aerosil là bột rất mịn, nhẹ, khả năng bám dính rất tốt, chỉ cần sử dụng với tỷ lệ hàm lượng thấp khoảng 0,1-0,5%. Tác dụng chính của tá dược trơn này là điều hòa sự chảy của bột và hạt mà ít ảnh hưởng đến khả năng rã, giải phóng dược chất của viên. Do đó, Aerosil là tá dược trơn được dùng nhiều nhất trong công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc.

Tinh bột

Với tác dụng điều hòa sự chảy và hút nước trương nở tăng khả năng rã của viên, tinh bột vẫn được lựa chọn làm tá dược trơn trong xát hạt khô, dập thẳng với tỷ lệ 5-10%. Lưu ý vì dễ hút ẩm giảm tác dụng làm trơn nên trước khi dùng cần sấy khô.

Tất cả các tá dược trơn đều có những ưu nhược điểm riêng, cần tùy vào từng loại dược chất, các thành phần khác, phương pháp sản xuất đế chọn loại tá dược trơn cùng hàm lượng thích hợp. Có thể kết hợp các tá dược trơn với nhau để tăng tác dụng làm trơn của chúng.

Xem thêm: đồng đen là kim loại gì

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Hỏi Đáp

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button