Giáo Dục.

Tác giả – Tác phẩm: Truyện Kiều

Tác giả – Tác phẩm: Truyện Kiều (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)

Truyện Kiều

( Nguyễn Du)

I. Tác giả

1. Tiểu sử

Tác giả – Tác phẩm: Truyện Kiều

– Nguyễn Du sống trong một thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố đó đã in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

– Nguyễn Du từng trải một cuộc đời phiêu bạt: sống nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc. Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

 2. Sự nghiệp sáng tác

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập, gồm 243 bài. Thơ chữ Nôm, xuất sắc nhất là cuốn truyện Đoạn trường tân thanh, còn gọi là Truyện Kiều.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mượn cốt truyện từ một cuốn tiểu thuyết (Kim Vân Kiều truyện) của Thanh Tâm Tài Nhân, một nhà văn Trung Quốc. Khi sáng tác, Nguyễn Du đã thay đổi, bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

– Tác phẩm được viết lại bằng chữ Nôm, gồm 3524 câu, theo thể thơ lục bát truyền thống. Ngoài các yếu tố như ngôn ngữ, thể loại (vốn đã là những sáng tạo đặc sắc, đóng góp lớn của Nguyễn Du vào quá trình phát triển ngôn ngữ dân tộc), tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời, đằng sau đó là “con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời” của nhà văn.

Xem Thêm : [CHUẨN NHẤT] Sơ đồ tư duy tính chất hóa học của axit

2. Tóm tắt

Truyện Kiều theo bố cục ba phần:

– Gặp gỡ và đính ước: Kiều xuất thân như thế nào? Có đặc điểm gì về tài sắc? Kiều gặp Kim Trọng trong hoàn cảnh nào? Mối tình giữa Kiều và Kim Trọng đã nảy nở ra sao? Họ kiếm lí do gì để gần được nhau? Kiều và Kim Trọng đính ước.

– Gia biến và lưu lạc: Gia đình Kiều bị mắc oan ra sao? Kiều phải làm gì để cứu cha? Làm gì để không phụ tình Kim Trọng? Kiều bị bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào cuộc sống lầu xanh; Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh; Kiều trở thành nạn nhân của sự ghen tuông, bị Hoạn Thư đày đọa; Kiều trốn đến nương nhờ cửa Phật, Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai; Thuý Kiều đã gặp Từ Hải như thế nào? Tại sao Từ Hải bị giết? Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục ra sao? Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu.

Đoàn tụ: Kim Trọng trở lại tìm Kiều như thế nào? Tuy kết duyên cùng Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nguôi được mối tình với Kiều; Kim Trọng lặn lội đi tìm Kiều, gặp Giác Duyên, gặp lại Kiều, gia đình đoàn tụ; Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước điều gì?

3. Giá trị nội dung

– Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống con người

– Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ

– Giá trị nhân đạo

Xem Thêm : Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận

+ Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa,…đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người

+ Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đọa đầy

+ Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện

4. Đặc sắc nghệ thuật

– Về ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn chương

– Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: Ngôn ngữ kể chuyện có ba hình thức là trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp, nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến thành công vamg dội, cách xây dựng nhân vật chính thường được miêu tả bằng lối ước lệ, tượng trưng; nhân vật phản diện thường được khắc họa theo lối hiện thực hóa

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, có những bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình đặc sắc

5. Sơ đồ tư duy

Tác giả - Tác phẩm: Truyện Kiều - Toploigiai

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button