Kiến thức

Đông Lào là gì? Xứ Đông Lào là gì?

Tại sao Việt Nam lại gọi là Đông Lào?

Tìm hiểu cụm từ Đông Lào

  • 1. Đông Lào là gì? Nguồn gốc từ đâu?
  • 2. Tại sao gọi Việt Nam là Đông Lào?
  • 3. Việt Nam và Đông Lào khác nhau như thế nào?
  • 4. Đông Lào có gì mà khiến các nước Lớn phải nể mặt ?
  • 5. Việt Nam cảm thấy thế nào khi được gọi là Đông Lào?
  • 6. Kết Luận: Đông Lào là gì?

Đông Lào là gì? Nguồn gốc tên gọi quốc gia xứ Đông Lào. Hãy cùng Hoatieu theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn cái tên xứ Đông Lào nhé.

  • Cầm Kỳ Thi Họa là gì?
  • 1k là gì? Tại sao 1k bằng 1.000?

1. Đông Lào là gì? Nguồn gốc từ đâu?

Rất nhiều người hỏi rằng Đông Lào là nước nào? Có trên bản đồ thế giới hay không? Thực chất, cái tên Đông Lào chỉ mới xuất hiện vào khoảng năm 2012 trên các trang mạng xã hội, hay các diễn đàn nổi tiếng như Voz, Tinhte, TTVNOL và có thể nói khởi nguồn từ Fanpage Đơn vị tác chiến điện tử.

Nói đến Đông Lào, là nói đến một quốc gia nhỏ nhưng hùng mạnh ở Đông Nam Á. Có đến 4 trong 5 cường quốc của Liên Hợp Quốc từng bị Đông Lào đánh bại, phải rút quân trở về nước trong nuối tiếc. Một quốc gia còn lại trong Liên Hợp Quốc chính là “anh em” thân thiết của Đông Lào. Có lẽ, chúng ta đã tưởng tưởng ra sức mạnh lớn của quốc gia này rồi đúng không nào.

Mặc dù Đông Lào nghe có vẻ mới mẻ, hùng mạnh như thế nhưng nó hoàn toàn không phải là quốc gia mới trên bản đồ thế giới. Vậy Đông Lào là gì? Nói chính xác ra, Đông Lào chính là “phía Đông của nước Lào”.

Xét theo bản đồ địa lý thế giới, phía Đông của nước Lào chính là quốc gia Việt Nam. Hay nói cách khác, Đông Lào là gì? Đông Lào chính là đất nước Việt Nam.

2. Tại sao gọi Việt Nam là Đông Lào?

Đất nước Việt Nam có nhiều vùng tiếp giáp với các quốc gia lân cận. Vì thế, cũng không ít người đã từng chất vấn rằng:

Tại sao phía Đông của Cambodia cũng là vùng tiếp giáp với Việt Nam mà không gọi là Đông Cam?

Xem Thêm : Tần Tuấn Kiệt: Nam thần có sự nghiệp yên ắng bao nhiêu đời tư lại ồn ào bấy nhiêu

Về vấn đề này, chúng ta hãy nhìn lại bản đồ địa lý Việt Nam một lần nữa nhé. Theo thông tin ghi nhận lại, biên giới của Việt Nam có phía Nam giáp với Vịnh Thái Lan, phía Đông là Vịnh Bắc Bộ và biển Đông, phía Bắc của Việt Nam giáp với Trung Quốc. Trong đó, đường biên giới của Việt Nam giáp với nước Lào là lớn nhất, tổng chiều đài là 2.067km. Căn cứ theo tổng chiều dài của đường biên giới, người ta gọi Việt Nam là Đông Lào

3. Việt Nam và Đông Lào khác nhau như thế nào?

Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam – VIE) rất giỏi ngoại giao, yêu hòa bình và thường chỉ bày tỏ quan ngại với các động thái trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam luôn ưu tiên biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, chủ quyền là yếu tố không thể xâm phạm khi Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ.

Đông Lào (Eastern Laos – EAL) thì mạnh về quân sự, thường đầu tư nhiều tiền của vào các dự án chế tạo vũ khí và chạy đua vũ trang, cũng như tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và vươn tầm ra thế giới.

Đặc trưng của Đông Lào là “nói ít làm nhiều”, thường không bình luận khi được hỏi về vấn đề nào đó. Khi Đông Lào thực sự phát biểu thì mọi người chỉ nghe được một tiếng như rồng thét. Từ này có rất nhiều nghĩa, buộc Việt Nam duy trì bộ phận chuyên trách để phiên dịch và chuyển lời tới các bên liên quan.

Thuật ngữ “Đông Lào” được sáng tạo ra nhằm mục đích đánh lạc hướng. Là cách gọi hài hước để ví von về một “đế quốc chuyên chạy đua vũ trang”.

4. Đông Lào có gì mà khiến các nước lớn phải nể mặt?

Đông Lào – Một quốc gia bé nhỏ về diện tích, đông đảo về dân số, GDP đầu người chỉ tầm trung bình thấp, kinh tế chỉ đang phát triển, cũng không phải là quốc gia có những tiếng nói quyết định về mặt chính trị, cũng không có quyền lực mềm về tài nguyên. Việt Nam còn nằm trong khu vực được coi là “vũng trũng thế giới”.

Nhưng Đông Lào có gì mà khiến các nước lớn phải nể mặt?

Xem Thêm : NHỚ VỀ CHA YÊU (giới thiệu & cảm nhận bài thơ hay viết về Cha)

Bởi trong mắt các nước lớn, Việt Nam có thái độ ngoại giao mềm mỏng hòa bình với tất cả nước. Cụ thể:

  • Việt Nam có quan hệ khăng khít với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. Ba nước lớn đã liên minh lại với nhau lập thành một nhóm nhỏ trong G20 để chống lại cuộc chiến thương mại do Mỹ đơn phương đặt ra.
  • Ấn Độ đã công khai quốc gia mua tên lửa hành trình siêu vượt âm mạnh nhất thế giới hiện nay của Ấn Độ. Tuy nhiên, Việt Nam từ chối bình luận khi được báo chí quốc tế hỏi thăm. Tương tự với Việt Nam đã mua tiêm kích số 5 của Nga.
  • ….

5. Việt Nam cảm thấy thế nào khi được gọi là Đông Lào?

Chắc chắn, một trong số những người chúng ta đã từng tự hỏi rằng: “Tại sao không gọi nước mình là Việt Nam mà còn phải sáng tạo ra cái tên Đông Lào?

Có nhiều ý kiến cho rằng, họ gọi Việt Nam là Đông Lào là vì nước ta và nước Lào có mối giao tình thân thiết. Đồng thời, Việt Nam lại có đường biên giới tiếp giáp nhiều nhất với nước Lào. Nên theo bản đồ thế giới, cũng có thế gọi Việt Nam là Đông Lào.

Nhiều người cho rằng, việc gọi Việt Nam là Đông Lào là làm phai mờ đi tên quốc gia mình. Tuy nhiên. Cách gọi Đông Lào không hẳn làm lu mờ đi cái tên Việt Nam, mà còn kích thích sự tò mò, giúp Việt Nam được nhiều người biết đến hơn.

Khi gọi Việt Nam là Đông Lào, không phải là để đánh giá ngang tâm 2 quốc gia với nhau như nhiều người vẫn nghĩ. Vì cả 2 quốc gia đều đang trên đà phát triển, vì thế luôn cần phải nỗ lực hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Cả 2 quốc gia đều có những thế mạnh riêng, những vấn đề cần được cải thiện trong tương lai, vì thế không ai gọi Việt Nam là Đông Lào chỉ để đánh giá Việt Nam và Lào là giống nhau. Người Việt Nam đôi khi cũng tự gọi mình là Đông Lào, như là cách để khẳng định vị trí lãnh thổ.

6. Kết Luận: Đông Lào là gì?

Đông Lào là gì? Chúng tôi có thể nhấn mạnh lại một lần nữa, Đông Lào chính là Việt Nam. Tuy nhiên, người ta gọi Việt Nam là Đông Lào là chỉ xét theo bản đồ địa lý thế giới, Việt Nam nằm ở phía Đông của nước Lào. Chứ không mang ý nghĩa sâu xa gì khác.

Trên đây là những thông tin giúp các bạn hiểu rõ khái niệm Đông Lào là gì? Tại sao nhiều người gọi Việt Nam là Đông Lào. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu thêm về vấn đề này. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của wiki.xettuyentrungcap.vn.

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button