Tin Tức

Ông Hoàng Văn Hoan Và Bản Án Tử Hình Vắng Mặt, Bbc Vietnamese

ml> canh chim viet – Số phận ông Hoàng Văn Hoan

*

Số phận ông Hoàng Văn Hoan Ngày: Sunday, 15, FebruaryChủ đề:

Quốc PhươngBBC Việt ngữ

Đang xem: Hoàng văn hoan

Sau 30 năm, hai Nhà nước và hai Đảng Cộng sản một thời là đồng chí “môi hở, răng lạnh” đã kịp trải qua bình thường hoá quan hệ trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá… sau một cuộc chiến tranh vũ trang lần đầu tiên xảy ra giữa các quốc gia cùng ý thức hệ cộng sản.

Và cũng đã 18 năm đã trôi qua, kể từ khi Đảng và Nhà nước cộng sản Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước dành cho ông Hoàng Văn Hoan tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi an nghỉ của nhiều cố lãnh tụ cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, và quân đội Trung Quốc.

Vẫn theo người cháu ông Hoan, một cán bộ nhà nước hưu trí có trình độ đã ngoài 60 tuổi, mà vì lý do an ninh cho bản thân và gia đình, xin phép không tiết lộ danh tính, sau khi ông Hoan đào thoát, gia đình và con cháu ông ở lại, đã gặp nhiều sóng gió. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi đặc biệt này:

“Bình phản án tử hình”

Ông Hoan có một người con trai duy nhất là ông Hoàng Nhật Tân, năm nay đã ngoài 80 tuổi, sức khoẻ đã rất kém, mà do mới đột quỵ hồi Tết, hiện không nghe, nói được. Trước đây, năm nào ông Tân cũng đề nghị Nhà nước bình phản lại án tử hình với cha ông nhưng đều không được.

Ông Tân đã đề nghị nhiều lần với Bộ Chính trị, với Trung ương. Hồi cụ Đồng (Phạm Văn Đồng) còn sống, ông đến kêu cụ Đồng, hồi cụ Trường Chinh còn sống, thì kêu với cụ Trường Chinh. Bây giờ các ông khác già hết rồi, chẳng biết kêu ai.

Trong cuốn sách, ông nói rất rõ rằng sau Giải phóng, ông Ba Duẩn đã phản bội Đảng, phản bội Nhà nước, phản bội nhân dân và đường lối Hồ Chí Minh như thế nào

Trước đây, các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng có hứa “Để rồi bác sẽ bàn, đề nghịvới Bộ Chính trị”, nhưng rồi có làm đâu. Khó lắm vì đó là câu chuyện tương quan với ông Ba Duẩn. Vì nếu ông Hoan được phục hồi tất cả, thì ông Ba Duẩn có thể phải thay chỗ.

Ông Hoan có một tác phẩm là “Giọt nước trong biển cả” mà ông viết ở bên Trung Quốc và sau này chuyển về Việt Nam không chính thức, hiện nay một số người đã đọc được.

Trong cuốn sách này, ông nói rằng việc làm của ông là “thiên thu định luận”, tức một nghìn năm sau thì sẽ rõ. Sau đó, ông Hoàng Nhật Tân có viết một cuốn là “Thiên thu định luận”, 500-600 trang, thuyết minh rằng cha ông là một nhà yêu nước vĩ đại, nhưng cuối cùng cũng không được phát hành.

“Một liều thuốc là xong”

Cuốn sách “Giọt nước trong biển cả” của ông Hoan rất rõ ràng. Ông nói rằng ông đã không theo quyết định của Bộ Chính trị vốn quyết rằng ông bị ung thư phổi và phải bay đi Đức để chữa bệnh. Ông nghĩ rằng nếu bay đi Đức thì chắc rằng “chỉ một liều thuốc là xong”.

Cho nên ông quyết định khi tới Karachi, tìm cách trốn sang sứ quán Trung Quốc và được đưa tới Trung Quốc. Trung Quốc đã mổ thành công và ông đã sống thêm 12 năm nữa. Trong 12 năm này, ông đã viết nhiều công trình mà một trong đó là cuốn “Giọt nước trong biển cả.”

Trong cuốn sách, ông nói rất rõ rằng sau Giải phóng, ông Ba Duẩn đã phản bội Đảng, phản bội Nhà nước, phản bội nhân dân và đường lối Hồ Chí Minh như thế nào. Và ông đã đấu tranh, và những ai đấu tranh đều bị thiệt hại hết. Ông có bằng chứng rất cụ thể vì ông từng là Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Ông Lê Duẩn là nhân vật quyền lực thứ hai sau Hồ Chí Minh

Năm 1991, khi gia đình được phép sang thăm ông trong vòng bốn tháng liền tại khu Ngọc Trường Sơn, trong Di Hoà Viên, nơi trước đây ông Lâm Bưu từng sống, khi ông già yếu và sắp mất, thì ông vẫn còn rất tỉnh táo, tỉnh táo cho đến phút chót.

Người nhà cứ hai, ba ngày thay phiên nhau vào chăm sóc ông. Ông hỏi về tình hình Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam vào thời điểm đó. Ông rất tỉnh táo, câu hỏi sắc sảo. Ông không bình luận gì nhưng chịu khó nghe. Ông hỏi về so sánh Liên Xô đang cải tổ, Trung Quốc đang cải cách và Việt Nam đang đổi mới lúc đó, có gì giống nhau, khác nhau.

Sự chăm sóc của Trung Quốc đối với ông không có gì để bàn. Lúc đó, ông Giang Trạch Dân là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, ông Lý Bằng là Thủ tướng Quốc vụ Viện, các ông coi ông Hoan là người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc.

Nghĩa tử, nghĩa tận

Lễ tang của ông Hoan được coi như một lễ tang cấp cao của Đảng và của Nhà nước Trung Quốc vì ông được coi như một lãnh tụ của Đảng Cộng sản TQ. Không có chuyện Đại sứ quán Việt Nam tham dự. Vì hồi đó tình hình còn căng lắm, chưa như bây giờ. Hồi đó gia đình đi thăm ông Hoan, chuyến đi rất đặc biệt, có an ninh của Việt Nam đưa đi.

Lý do Việt Nam lúc đó đồng ý cho gia đình sang thăm là dàn xếp quan hệ cấp cao và nghĩa tử là nghĩa tận theo truyền thống, cho nên họ phải đồng ý. Khi đi, gia đình hứa là sẽ quay về. Gia đình cũng cam kết đảm bảo là không làm điều gì liên quan tới chính trị khi sang Trung Quốc mà đây chỉ là chuyện gia đình. Do đó không có vấn đề gì.

Bảo ông ta về nước đi, không hỏi những chuyện linh tinh đó làm gì!.

Xem thêm: Tp Hcm Công Bố Điểm Thi Lớp 10 Năm 2018 Tphcm, Tp Hcm Công Bố Điểm Chuẩn Lớp 10 Công Lập

Ông Hoan không bao giờ dặn dò gì gia đình về chuyện chính trị hay sự nghiệp. Cùng thời gian đó, có việc Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm 100 năm sinh Hồ Chí Minh. Một nhà nghiên cứu có tiếng của Việt Nam đã sang Trung Quốc và đề nghị gặp trực tiếp ông Hoàng Văn Hoan để tìm hiểu về Hồ Chí Minh, đặc biệt tìm hiểu các chi tiết đời tư chứ không phải với tư cách một chính khách.

Ông Hoan đã cho thư ký là một cựu sinh viên người Hoa gốc Việt từng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp ở Hà Nội, giỏi cả tiếng Việt và tiếng Trung, tiếp. Thư ký sau đó thuật lại việc nhà nghiên cứu này định hỏi ông Hoan về chuyện “cụ Hồ có con riêng” có đúng hay không.

Yêu đảng, yêu nước

Ông Hoan bảo: “Bảo ông ta về nước đi, không hỏi những chuyện linh tinh đó làm gì!.” Ông Hoan là người rất kín kẽ, ông không bao giờ tuỳ tiện cho ai biết những chuyện quan trọng. Ông thường chỉ làm việc ở cấp cao, còn gia đình thì cứ đi thăm, nói chuyện vui vẻ thôi, không nói chuyện gì về chính trị cả.

Tuyệt đối không có chuyện họp gia đình, bàn chuyện này, chuyện kia, như là người ta đồn ông Hoan có cả quân đội, đài phát thanh. Đó là xuyên tạc! Ông Hoan ông không làm thế. Ông là nhà yêu nước đứng đắn, ông không làm chuyện gì khuất tất.

Ông Hoàng Văn Hoan cư trú chính trị tại Bắc Kinh

Xem Thêm : [Review] Tổng quan về thẩm mỹ viện Passion Luxury: Địa chỉ, bảng giá, dịch vụ và đánh giá

12 năm đó, Trung Quốc cho ông một văn phòng, tại đây ông viết hai công trình. Thứ nhất là “Giọt nước trong biển cả” và thứ hai là một tập thơ có tên gọi “Mối tình Việt – Hoa” in bằng hai thứ tiếng, để có thể chuyển tải về nước. Thơ ông rất hay. Nhưng nhà nước lúc bấy giờ cấm. Song nhiều người bây giờ có thể có trong tay được rồi.

Ông muốn giải thích trong sách rằng ông vẫn yêu Đảng, yêu nước và ông muốn sống thêm để chứng minh rằng đã có người phản bội, nhưng ở Việt Nam vẫn không nhận ra, hoặc nhận thức lầm. Ông chứng minh bằng những dữ liệu, số liệu, bằng chứng, quan điểm. Ông có sự hỗ trợ của Trung Quốc, họ cung cấp mấy người thư ký, văn phòng làm việc, ô tô đi lại, điều kiện rất tốt.

Phản biện lại những dư luận từ nhà nước Việt Nam, trong đó nhiều ý nói rằng ông là Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống v.v…, ông đã chứng minh trong công trình của mình rằng ông không phản bội lợi ích của nhân dân mà chính người khác đã phản bội. Nhưng ông nói chuyện của ông 1.000 năm sau mới định được, còn định ngay lúc đó thì khó.

“Chính trị phải thế”

Ông nói rằng bản thân rơi vào tình trạng rắc rối và phải đi, mà bây giờ người ta gọi là bất đồng quan điểm. Ông không thể đi một nước thứ ba, như là Liên Xô, vì quan điểm của ông với Liên Xô không gần nhau.

Còn quan điểm Trung Quốc với ông Hoan coi như một. Ông Hoan là đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Trung Quốc. Trung Quốc rất quý ông Hoan và rất đề cao ông Hoan. Còn ông Hoan tôn trọng Trung Quốc. Cho nên chỉ những người bạn mới gặp nhau. Bây giờ Trung Quốc vẫn gọi ông Hoan là người bạn lớn của Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc.

Đúng là Trung Quốc tiếp đãi ông Hoan như thế vì ông thân Trung Quốc và có lợi cho Trung Quốc vào thời điểm bấy giờ. Chính trị phải thế! Trung Quốc coi ông có lợi cho họ. Nhưng đồng thời họ cũng nuôi dưỡng nhiều lực lượng cách mạng thực sự cho Việt Nam.

Chuyến thăm Nixon tới TQ ấn định số phận cuộc chiến VN

Ông Hồ cũng từng sang Trung Quốc. Nguyễn Tất Thành từng nương náu ở Trung Quốc để hoạt động. Nếu không có Trung Quốc, làm sao có được Cách mạng ở Việt Nam? Nhiều vị khác cũng thế.

Để trả lời câu hỏi rằng liệu Việt Nam có thể tránh được cuộc chiến tranh năm 1979 với Trung Quốc, nếu quan điểm, đường lối của ông Hoan trong quan hệ với Trung Quốc được Việt Nam lắng nghe hoặc điều hoà như thế nào đó, xin nói rằng cục diện trước đó quá rõ ràng. Hoàn toàn có thể tránh cả hai cuộc chiến Tây Nam và cuộc chiến 79.

Đường lối của ông Hồ là sau hoà bình, sau cuộc chiến quá dài với Mỹ, mọi người kiệt quệ, là phải an dân, phải tránh chiến tranh, phải khoan sức dân, phải giảm thuế v.v… Ông Hoan rất phản đối và phê bình việc dẫn đến sự thể phải phát động cả hai cuộc chiến.

“Trả giá lịch sử”

Nếu theo đường lối đối ngoại khéo léo hơn với Trung Quốc của ông Hoan thì hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc đã tốt hơn và tránh được chiến tranh. Bây giờ hệ quả của nó vẫn còn. Lấy lại quan hệ đến bây giờ vẫn không dễ. Người ta gọi là bằng mặt mà chưa bằng lòng. Không đơn giản!

Tất nhiên trong thế chiến quốc, xuân thu này, có thể phải kết hợp, hợp tác với Trung Quốc, nhưng không còn như trước. Chắc không phải còn như thời ông Hồ Chí Minh, “môi hở, răng lạnh”, thời “núi liền núi, sông liền sông” nữa.

Đúng là nếu ông Lê Duẩn nghe theo đường lối của ông Hoan trong quan hệ với Trung Quốc, thì có thể sẽ ảnh hưởng tới quan hệ với Liên Xô. Và đó chính là sự lựa chọn và sự lựa chọn đó đã phải trả giá về mặt lịch sử. Hồi đó Liên Xô và Trung Quốc đã bắt đầu kình chống nhau.

Với cải cách ruộng đất, ông Hoan là một trong những người phát hiện rất sớm sai lầm

Trung Quốc đã bỏ Nga để nhận quy chế “tối huệ quốc” của Mỹ để bắt đầu cải cách. Liên Xô đã nói là Trung Quốc sai lầm. Nhưng sau đó thực tiễn lại chứng minh khác. Nếu công cuộc cải cách Trung Quốc làm mà thất bại thì coi như vứt đi, nhưng Trung Quốc cải cách lại thành công.

Thời gian đó, quan hệ giữa ông Đặng Tiểu Bình và ông Hoàng Văn Hoan quá tốt. Cả hai ông Giang Trạch Dân và Lý Bằng đều là người của ông Đặng. Trong đám tang, ông Giang Trạch Dân và ông Lý Bằng đều đến viếng. Ông Đặng Tiểu Bình có gửi vòng hoa, viết rất nhiệt tình, đề cao ông Hoan.

Ông Đặng và ông Hoan gặp nhau rất đơn giản vì ông Hoan có khả năng nói tiếng Trung trực tiếp không qua phiên dịch. Quan hệ rất tốt, vừa là đồng chí, vừa là anh em.

Bi kịch cha con

Với cải cách ruộng đất, ông Hoan là một trong những người phát hiện rất sớm sai lầm. Ông đã nói với cả Cụ Hồ. Nhưng hồi đó có thể hãnh tiến hoặc thế nào đó, mãi sau chịu nghe thì quá muộn. Ông Hoan phát hiện rằng Đảng đã đánh chính vào nhân dân và vào chính nội bộ của mình.

Thiếu địa chủ thì phong kể cả bố của đồng chí Cách mạng là địa chủ, xong rồi đem bắn giết. Đó là tình trạng rất nặng nề của cải cách ruộng đất.

Về quan hệ giữa hai cha con mà có dư luận rằng có sự mâu thuẫn, ông bố thì được cho là thân Trung Quốc, ông con, Hoàng Nhật Tân, thì thân Nga Xô, thì đúng trường hợp ông Tân là một bi kịch.

Ông Gorbachev từng là thư ký riêng của ông Khrutchev

Ông Tân là một người rất thông minh, rất giỏi, ông là một nhà sử học. Học giỏi, ông được cử đi Nga học tập. Sang Nga, ông thấy đường lối của Khrushchev hay, ông có những phát biểu. Thế là cụ Hoan gọi về Việt Nam, thi hành kỷ luật, cho “đi đầy” một năm, hai năm gì đó, xong rồi thì cho phục hồi.

Vừa được phục hồi, nghe đâu đang làm thủ tục làm Phó Viện trưởng Viện Sử học, thì ông Hoan lại bỏ đi Trung Quốc (1979), cho nên người ta ép ông con ra khỏi Đảng, rồi ép đủ thứ. Nghe nói ông Tân đến tận bây giờ vẫn còn có người theo dõi. Trong nhà hiện nay, nghe nói, chỉ có ông Tân là người bị theo hàng ngày, về lý do thì có thể là do họ sợ rò rỉ thông tin hoặc thế nào đó.

Thời các năm 1991, 1992 cho tới 1996, 1997, nhiều lúc con cháu của ông Hoan trong gia đình ở Hà Nội đi đâu, cũng có ít nhất một nhân viên công an đi theo sau. Bây giờ thì cũng thoáng rồi vì họ sống cũng đứng đắn, sống đúng theo tư cách công dân.

“Chăm sóc đặc biệt”

Cuộc sống gia đình rất phức tạp, chuyện dài lắm. Gia đình mỗi người phải tự lo công việc của mình. Một người con gái của ông Hoàng Nhật Tân, cháu nội ruột của ông Hoan, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ra không có việc làm. Bà phải xin mãi mới về được Viện Triết học làm thư viện.

Ông Phạm Như Cương, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung và Viện trưởng, phải đứng ra bảo lãnh thì bà mới về làm việc được, chứ không phải tự nhiên mà vào làm nhà nước được, đó là ngay sau khi cụ Hoan ra đi (1979).

Xem Thêm : Mẫu Thư Phàn Nàn Về Sản Phẩm Bằng Tiếng Anh Hay Nhất, Viết Bức Thư Phàn Nàn Bằng Tiếng Anh Có Dịch

Về lý do người ta đưa ông con trai cả của ông Tân ra khỏi quân đội thì chắc có thể là để cho an toàn gì đó

Người con trai cả của ông Hoàng Nhật Tân, là đảng viên, phải ra khỏi quân đội. Trong nhà có mấy người là đảng viên đó là bà Tân và ông con cả. Có một người con dâu của ông Tân mới kết nạp mấy năm nay. Còn lại đều không là đảng viên.

Về lý do người ta đưa ông con trai cả của ông Tân ra khỏi quân đội thì chắc có thể là để cho an toàn gì đó. Có một sự chăm sóc đặc biệt. Như ông Tân bị ép ra khỏi đảng. Ông phải chủ động viết đơn để ra khỏi đảng.

Về kinh tế, tài chính thì những năm đó rất khó khăn, mọi người phải tự lo lấy mà sống. Nhưng có một việc không biết ở các gia đình khác ra sao, còn tại gia đình mình, ông Hoan có một đạo đức rất rõ ràng, tức là không ai được sống dựa vào ông ấy.

Cho nên mọi người phải tự lực từ lâu. Cho nên khi ông đi, thì mọi người chẳng làm sao cả. Ông bà Tân đều là cán bộ nhà nước. Các con cháu về sau cũng dần có được việc làm, với mức lương tối thiểu sống được. Bà Tân, con dâu cụ Hoan, từng làm ở Đảng uỷ Quận Hoàn Kiếm và làm cho đến lúc về hưu.

Đào thoát bí mật

Ở gia đình, ông Hoan không cho ai bất cứ cái gì cả, mà mọi người phải tự vươn lấy hết. Về câu hỏi nhà cửa thì ông Hoan không cho gia đình ở chung với ông. Ông ở phố Phan Đình Phùng, còn gia đình ở nơi khác.

Chỗ ở của gia đình tại một nơi thuộc diện được phân ở một khu phố cũ, mà sau đó, bị chủ cũ kiện tụng, đòi nhà mãi, rất phức tạp. Sau gia đình ông Tân, mỗi người phải đi một nơi. Nhưng đó là chuyện khác.

Khi ông Hoan đi, ông Hoan không hề cho ai trong gia đình biết, sau đó ông Tân gần như bị bắt. Ông Hoan là một nhà hoạt động cách mạng, ông rất bí mật cho nên không ai biết được. Bản thân ông Tân cũng không biết.

Ông Hoan ở trong khu Di Hoà Viên trong nhiều năm

Nhưng người ta cứ nghĩ là ông Tân biết. Thực ra ông không hề biết và cũng chẳng ai biết. Nếu biết là rắc rối ngay. Khi tới Karachi (thủ đô Pakistan), ngay cả ba người tháp tùng ông Hoan là bảo vệ, thư ký và y tá đều không biết.

Ở khách sạn tại Karachi, ông Hoan đi ra ngoài đi dạo, ông gọi xe taxi và đi về sứ quán của Trung Quốc, không ai biết cả. Ba người này về sau bị bắt hết. Nhóm thư ký của ông Hoan bị tù mấy năm.

Hiện vẫn không thể đoán được là ông Hoan liên hệ trước với sứ quán Trung Quốc trước chuyến đi hay là tới Karachi ông mới liên hệ. Gia đình thì tôi tin càng tuyệt đối không biết.

“Không có bản án?”

Còn về việc vì sao tới nay khi hai nước Trung Quốc, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ, thậm chí hai Đảng và hai Nhà nước đã hữu hảo hơn, mà bản án tử hình của nhà nước Việt Nam dành cho ông Hoan chưa được huỷ bỏ thì gia đình cũng chịu không biết.

Hình như năm ngoái, khi còn khoẻ, ông Hoàng Nhật Tân có tới Toà án để xin một bản sao bản án “xử tử vắng mặt” đối với cha mình. Mục đích là để làm bằng chứng khi đi trình bày với các nơi và xin được hết án này với ông Hoan, thì được họ trả lời rằng “không có văn bản nào cả”.

Năm nào ông Tân cũng viết thư, viết đơn, đề nghị phản bình lại bản án

Xem thêm: Tên Gọi Các Chi Tiết Trên Xe Ô Tô Quan Trọng Nhất, Tên Gọi Các Bộ Phận Trên Xe Ô Tô

Nhưng đây không phải là Toà án Tối cao hoặc Toà án nhà nước nào khác, mà dường như đây liên quan tới Toà Án Nhân dân TP Hà Nội. Nhưng họ nói là chẳng có văn bản gì cả. Sau đó, ông Tân cũng thôi không làm nữa.

Hồi đó người ta cũng không thông báo gì về bản án tử hình vắng mặt đó. Chỉ là thông báo, công bố trên công luận. Không có thông báo gì cho gia đình cả. Còn về kế hoạch có làm tiếp việc xin huỷ bỏ bản án trong tương lai, thì trong gia đình chỉ có một mình cụ Tân làm. Ngoài ra, không có ai nghĩ làm việc đó cả.

Cái đó là tuỳ vào Đảng và Nhà nước. Chỉ có cụ Tân bức xúc năm nào cũng làm, năm nay yếu thì không làm nữa. Năm nào ông Tân cũng viết thư, viết đơn, đề nghị phản bình lại bản án.

Trong lòng quê hương

Theo di chúc, hài cốt hoả táng của ông Hoan được chia thành ba phần. Một phần để ở nghĩa trang Bát Bảo Sơn, tương tự nghĩa trang Mai Dịch ở Hà Nội. Đó là một nghĩa trang dành cho các quan chức cao cấp của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.

Ở đó, họ xây một cái mộ, hàng năm họ vẫn cho tiền gia đình, ít nhất 2 người, sang đó để viếng thăm. Ở đó rất lịch sự, văn minh. Ông Hoan được để ở một chỗ rất long trọng. Một phần tro cốt được đưa đi Côn Minh để rắc trên đầu nguồn sông Hồng. Vì ông Hoan muốn về nước bằng con đường sông Hồng.

Một hộp nữa sau khi mang về nhà thờ mấy năm, nay được đưa về quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trung Quốc cho một ít tiền để xây một cái mộ tương đối lịch sự. Tất nhiên là mộ đó không bằng mộ của ông Hồ Tùng Mậu, mà nhà nước xây rất lớn. Ở đó có hai giòng họ là họ Hồ, lớn nhất, rồi đến họ Hoàng.

Trên quê hương Quỳnh Đôi của ông Hoan ngày nay

Hàng năm con cháu về đây viếng thăm. Trong nhà thờ họ Hoàng, đã có thờ ông Hoan. Họ không thờ ông là uỷ viên bộ chính trị, phó chủ tịch quốc hội mà tấm bia thờ chỉ đề ông Hoàng Ngọc Ân (tên tục của ông Hoan) là nhà yêu nước lớn.

Tức là họ thờ ông với tư cách nhà yêu nước. Người dân ở địa phương nơi ông Hoan sinh ra, cũng như Đảng uỷ, chính quyền, rất tốt, họ hiểu cả. Một điều thú vị là nhiều ông quan to, các nhà khoa học, kể cả những người nước ngoài, khi nói riêng, họ rất đề cao ông Hoan, nhưng ở chỗ công khai thì họ không nói.

Họ nói bằng tình cảm và nhận định riêng rất thẳng rằng ông Hoan là nhà yêu nước lớn và đó là một sự nhạy cảm rất thú vị. Còn tới nay, quan điểm của Nhà nước Việt Nam đối với ông Hoan là người ta cứ để như vậy, người ta không nhắc tới, không quan tâm nữa.

Gần đây có một diễn biến và biểu hiện mới, mà chính sứ quán Trung Quốc nói với gia đình, là một vài hình ảnh của ông Hoan hồi làm Phó Chủ tịch ở Quốc hội, trước đây bị xoá hoặc bỏ đi, nay đã được phục hồi. Còn các hình ảnh ông Hoan bên cạnh ông Hồ thì họ xoá sạch.

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Tin Tức

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button