Giáo Dục.

Top công thức tính vốn cố định

Công ty công thức tính vốn cố định Đơn vị

Cách Tính Vốn Cố Định Bình Quân, Bộ Công Thức Tính Vốn Cố Định Và Vốn Lưu Động

Giới thiệu về khái niệm tổng quát nhất của vốn cố định, đặc điểm của vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được đầy đủ và chi tiết nhất.

Bạn đang xem: công thức tính vốn cố định

Đang xem: Công thức tính vốn cố định

Tham khảo thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

+ Tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu theo thông tư 200

+ Những lý luận chung về tài sản cố định trong doanh nghiệp

Top công thức tính vốn cố định

1.Khái niệm vốn cố định

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường , việc mua sắm xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của DN đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của DN. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, DN sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình.

Vậy, khái niệm vốn cố định “Vốn cố định là giá trị những TSCĐ mà DN đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh là 1 bộ phận vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm luân chuyển của nó là chuyển dần vào chu kỳ sản xuất và hoàn thành 1 vòng tuần hoàn khi hết thời hạn sử dụng”

2. Đặc điểm vốn cố định

* Vốn cố định (vốn cố định) tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định .

* Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, 1 bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.

* Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển.

Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển.

3. Tính chất vốn cố định

vốn cố định là số vốn đầu tư để mua sắm TSCĐ do đó quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng DN ảnh hưởng tới trình độ trang thiết bị dây chuyền công nghệ.

VD: Đối với doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn thì họ có điều kiện để đầu tư về việc mua sắm TSCĐ và thay đổi dây chuyền công nghệ phù hợp tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định, ngược lại doanh nghiệp có tài chính kém thì việc đầu tư để thay đổi tỷ suất lợi nhuận giảm.

4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

4.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (HSSDVCĐ)

Công thức: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra

bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ:

Hình 1

4.2 Hàm lượng vốn cố định (HL vốn cố định)

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu

thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định.

Công thức: HLvốn cố định = vốn cố định /Doanh thu (doanh thu thuần)

4.3 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (TSLN vốn cố định)

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu

Xem Thêm : Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay

đồng lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận ròng)

Xem thêm: Những công thức cắt may quần sooc nữ

TSLN vốn cố định = (LN trước thuế (LN ròng) /vốn cố định )X 100%

4.4 Hệ số hao mòn TSCĐ:(HSHM TSCĐ)

Phản ánh mối quan hệ giữa tiền khấu hao luỹ kế với nguyên giá TSCĐ

bình quân trong kỳ.

HSHM TSCĐ = Số tiền khấu hao luỹ kế/ Nguyên giá TSCĐ bình quân tại hội đồng đánh giá

4.5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ: (HSSD TSCĐ)

HSSDTSCĐ = Doanh thu (doanh thu thuần)/ NG TSCĐ bình quân trong kỳ

4.6 Hệ số trang bị TSCĐ : (HSTB TSCĐ)

HSTB TSCĐ = NG TSCĐ bình quân trong kỳ/ Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất

4.7. Tỷ suất đầu tư TSCĐ: (TSĐT TSCĐ)

Phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

TSĐTTSCĐ = (Giá trị còn lại của TSCĐ/Tổng tài sản)X 100%

4.8. Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa

giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu TSCĐ phù hợp hơn.

5. Phân cấp quản lý vốn cố định

Theo quy chế hiện hành của nước ta thực hiện đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước được các quyền chủ động sau đây trong việc sử dụng vốn cố định.

* Doanh nghiệp được chủ động trong việc sử dụng vốn cố định và quĩ để phục vụ cho kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả nhưng phải bảo toàn và phát triển vốn cố định.

* Doanh nghiệp được quyền thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn thích hợp với đặc tính SXKD của mình.

* Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức cá nhân trong nước thuê hoạt động tài sản nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ và tăng thu nhập cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp phải theo dõi và thu hồi vốn cố định cho đến khi hết thời hạn sử dụng.

* Doanh nghiệp được quyền đem quyền quản lý và sử dụng vốn của mình để cầm cố, thế chấp, vay vốn hoặc bảo lãnh tại tổ chức tín dụng theo yêu cầu của pháp luật hiện hành.

* Doanh nghiệp được quyền nhượng bán các tài sản không cần dùng hoặc tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi và được thanh lý những tài sản đã hết năng lực sản xuất hoặc hao mình vô hình loại 3 nhưng trước khi thanh lý phải báo với các cơ quan tài chính cấp trên biết để quản lý.

* Doanh nghiệp được sử dụng vốn và tài sản, quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Rủi ro trong việc sử dụng TSCĐ và vốn cố định.

Xem thêm: Lý Thuyết Vật Lí 8 Bài 15: Công Thức Tính Công Suất Vật Lý 8 (Đầy Đủ)

Để hạn chế tổn thất về TSCĐ và vốn cố định do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Doanh nghiệp phải dùng các biện pháp sau đây:

– Phải thực hiện mua bảo hiểm tài sản đầy đủ.

Xem Thêm : Giáo dục Quốc phòng 11 Bài 3 ngắn gọn nhất

– Lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng và giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

7. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của DN.

Xem thêm: Top công thức tính số vòng quay

Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ là khâu đầu tiên trong quản trị vốn cố định của DN. Để định hướng cho việc khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng yêu cầu đầu tư các DN phải xác định được nhu cầu vốn đầu tư vào TSCĐ trong những năm trước mắt và lâu dài. Căn cứ vào các dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, DN có thể khai thác nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ từ nhiều nguồn khác nhau như từ lợi nhuận để lại tái đầu tư, từ nguồn vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách Nhà nước, tài trợ, từ vốn vay dài hạn ngân hàng…. Mỗi nguồn vốn trên có ưu điểm, nhược điểm riêng và điều kiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau. Vì thế trong khai thác, tạo lập các nguồn vốn cố định, các DN vừa phải chú ý đa dạng hoá các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ vốn cố định hợp lý và có lợi nhất cho DN. Những định hướng cơ bản cho việc khai thác, tạo lập các nguồn vốn cố định cho các DN là phải đảm bảo khả năng tự chủ của DN trong SXKD, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểm của các nguồn vốn được huy động. Điều này đòi hỏi không chỉ ở sự năng động, nhạy bén của từng DN mà còn ở việc đổi mới các chính

sách, cơ chế tài chính của Nhà nước ở tầm vĩ mô để tạo điều kiện cho DN có thể khai thác, huy động các nguồn vốn cần thiết.

Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các DN có thể dựa vào các căn cứ sau đây :

– Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo.

Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các DN khác để huy động nguồn vốn góp liên doanh.

Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu DN trên thị trường vốn.

Các dự án đầu tư TSCĐ tiền khả thi và khả thi được cấp thẩm quyền phê duyệt.

8. Bảo toàn và phát triển vốn cố định

Bảo toàn vốn sản xuất nói chung, vốn cố định nói riêng là nghĩa vụ của DN, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước về vốn đã đầu tư, là điều kiện để DN tồn tại và phát triển , tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Thời điểm bảo toàn vốn cố định trong các DN thường được tiến hành vào cuối kỳ kế hoạch. Căn cứ để tính toán bảo toàn vốn là thông báo của Nhà nước ở thời điểm tính toán về tỉ lệ % trượt giá của đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ. Nội dung của bảo toàn vốn cố định bao gồm 2 mặt hiện vật và giá trị.

* Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật là phải duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của TSCĐ. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng DN phải theo dõi quản lý chặt chẽ không để mất mát, không để hư hỏng trước thời hạn quy định.

* Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua của vốn cố định ở mọi thời điểm, so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu kể cả những biến động về giá cả, tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn các DN còn có trách nhiệm phát triển vốn cố định trên cơ sở quỹ đầu tư phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để đầu tư xây dựng mua sắm, đổi mới nâng cấp TSCĐ.

Để bảo toàn và phát triển được vốn cố định các DN cần phải phân tích tìm ra các tổn thất vốn cố định : có các biện pháp bảo toàn vốn cố định như sau :

– Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các quy định của Nhà nước.

– Chủ động, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh bằng cách mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như lập quỹ dự phòng giảm giá.

– Phải đánh giá giá trị của TSCĐ, qui mô vốn cố định phải bảo toàn, khi cần thiết phải điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ. Để đánh giá đúng giá trị của TSCĐ thường có 3 phương pháp chủ yếu sau:

+ Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá. Theo cách này thì tuỳ theo từng loại TSCĐ hữu hình và vô hình để thực hiện.

Xác định nguyên giá theo quy định hiện hành.

+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục (đánh giá lại) là giá trị thực tế của TSCĐ trên thị trường tại thời điểm đánh giá. Do tiến bộ khoa học kỹ thuật giá đánh lại TSCĐ thường thấp hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên trong trường hợp có biến động giá cả, tỷ giá hối đoái thì giá đánh lại có thể cao hơn giá trị ban đầu của TSCĐ. Tuỷ theo từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức khấu hao theo một hệ số thích hợp.

+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: cách đánh giá này thường chỉ áp dụng trong những trường hợp doanh nghiệp được cấp, được nhận TSCĐ từ doanh nghiệp khác chuyển đến.

Ngoài các biện pháp cơ bản để bảo toàn vốn cố định như trên. Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn.

Xem thêm: Các Công Thức Tính Nhanh Hóa Vô Cơ P1, 201 Công Thức Tính Nhanh Hóa Vô Cơ

Trên đây là những biện pháp chủ yếu, bảo toàn phát triển vốn sản xuất nói chung và vốn cố định nói riêng các doanh nghiệp không thể tách rời việc thường xuyên kiểm tra , đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn cố định trong từng thời kỳ.

Xem thêm: Các 57 công thức OLL – Tạo mặt vàng trên đỉnh khối Rubik (CFOP)

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button