Tin Tức

Tuyển Chọn 4 Bài Thuyết Minh Về Tác Phẩm Binh Ngô Đại Cáo Của Nguyễn Trãi

Thuyết minh về Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để thấy tác phẩm vừa khẳng định mạnh mẽ và hùng hồn về chủ quyền của dân tộc đồng thời cũng cho thấy niềm tự hào sâu sắc về truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh của dân tộc. Thuyết minh về Bình ngô đại cáo để thấy đây xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn”. Bài viết dưới đây của xettuyentrungcap.edu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu cũng như thuyết minh về Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. 

Mở bài: Nằm trong số những tác phẩm văn học được viết nên để ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi được xem là một tác phẩm bất hủ cùng thời gian. Tác phẩm được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai có giá trị trường tồn.

Đang xem: Thuyết minh về tác phẩm binh ngô đại cáo

Nội dung chính bài viết

Thuyết minh về Bình ngô đại cáo qua giá trị của tác phẩmDàn ý thuyết minh về Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi 

Đôi nét thuyết minh về Nguyễn Trãi 

Nguyễn Trãi (sinh năm 1380 – mất năm 1442) hiệu là Ức Trai, quê ông ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Gia đình Nguyễn Trãi là một gia đình nhà nho nghèo nhưng lại giàu truyền thống yêu nước và có sự quan tâm đặc biệt với văn hóa, văn học nước nhà. Nguyễn Trãi có cha và ông ngoại đều là những người học rộng tài cao và có nhiều đóng góp cho triều đình. Cha ông là Thái học sinh Nguyễn Phi Khanh còn ông ngoại của ông là Tư đồ Trần Nguyên Đán. 

Noi gương thế hệ đi trước, Nguyễn Trãi cũng ra sức dùi mài kinh sử và năm 1400, ông cũng đỗ Thái học sinh và ra làm quan cho triều nhà Hồ. Đến năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta nhưng nhà Hồ không có đủ khả năng chống trả, thế nên đất nước rơi vào tay giặc, cha ông bị bắt sang Trung Quốc còn ông thì quyết định tham gia vào nghĩa quân Lam Sơn để cứu nước báo thù nhà. 

Với sự lãnh đạo tài tình và sự giúp sức từ những người cộng sự nhiệt thành, tài năng như Nguyễn Trãi, Lê Lợi cùng với nghĩa quân Lam Sơn đã giành được thắng lợi to lớn trước quân Minh. Nguyễn Trãi nhận được sự tin tưởng rất lớn từ Lê Lợi – lúc này đã trở thành vị vua đứng đầu của Đại Việt. Tuy nhiên sau đó triều đình lại lục đục, gian thần nhiễu nhương, Nguyễn Trãi quyết định về quê lánh đục tìm trong. 

Thế nhưng, mong muốn ở ẩn rời xa thế sự của Nguyễn Trãi lại không trở thành hiện thực vì ông lại bị vướng vào vụ án oan giết vua tại Lệ Chi Viên vào năm 1442, kết quả nhận án tru di tam tộc. Nỗi oan thiên cổ của ông kéo dài đến tận năm 1464 thì mới được vua Lê Thánh Tông minh oan.

Nguyễn Trãi để lại cho dân tộc một sự nghiệp sáng tác có giá trị trên nhiều lĩnh vực. Ông sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm, cả thể loại văn chính luận và văn trữ tình. Đa phần những tác phẩm của ông đều phục vụ đắc lực cho cuộc chiến đấu chống giặc xâm lược và góp phần thể hiện những trải nghiệm, nỗi lòng của ông về đất nước và con người.

*

Bài văn hay thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Hoàn cảnh sáng tác, thể loại và nhan đề Đại cáo bình Ngô

Khi thuyết minh về Bình ngô đại cáo, ta thấy tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” ra đời gắn với hoàn cảnh đất nước ta vừa hoàn thành cuộc chiến đấu nhiều năm gian khổ chống giặc Minh xâm lược. Sau chiến thắng đó, Nguyễn Trãi chính là người thay mặt cho Lê Lợi viết nên tác phẩm nhằm mục đích tuyên bố với nhân dân cả nước về quyền độc lập dân tộc. “Đại cáo bình Ngô” được công bố vào năm 1428, đây là một bản báo cáo đã tổng kết quá trình kháng chiến giành thắng lợi và đồng thời cũng là một bản tuyên cáo trong việc thành lập triều đại mới của đất nước – triều nhà Lê.

Tác phẩm được viết bằng một thể loại đặc biệt – thể cáo. Đây vốn là thể văn nghị luận từ thời cổ ở Trung Quốc và thường được vua chúa, những người thủ lĩnh sử dụng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp hay tuyên ngôn những sự kiện trọng đại để mọi người cùng biết. Thể loại cáo thường được trình bày dưới hình thức của văn vần, văn xuôi nhưng phổ biến là văn biền ngẫu – thể văn lấy sự đối ý làm nguyên tắc cơ bản, tạo cho lời văn sự nhịp nhàng cân đối. Cáo sử dụng lời lẽ đanh thép, lý luận sắc bén và đặc điểm quan trọng nhất là có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

Nhan đề của tác phẩm Nguyễn Trãi đã cho người đọc hình dung về giá trị của tác phẩm. Từ “đại cáo” trong nhan đề đã cho thấy đây không phải là bài cáo thông thường mà là bài cáo mang tính quốc gia trọng đại. Bên cạnh đó, dù là cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược nhưng trong nhan đề lại có sự xuất hiện của từ “Ngô”, đây cũng là điểm đáng chú ý. “Ngô” ở đây chính là cách gọi người Trung Quốc theo thói quen của người Việt ta nhưng với một thái độ khinh bỉ và căm thù sâu nặng. Từ ngàn xưa, giặc phương Bắc luôn có mưu đồ xâm chiếm đất nước ta, chúng khiến nhân dân phải chịu cơ cực, lầm than khôn xiết. Chính vì thế nhân dân ta không một phút nguôi hờn với sự bạo tàn, ngang ngược của chúng và giờ đây mọi căm phẫn, uất ức đều đổ dồn lên kẻ thù trước mắt là giặc Minh.

Thuyết minh về Bình ngô đại cáo qua giá trị của tác phẩm

Thuyết minh về Bình ngô đại cáo để thấy làm nên giá trị của tác phẩm này chính là sự hợp thành của những nội dung cốt lõi mà tác phẩm thể hiện: nêu lên luận đề chính nghĩa để khẳng định nền độc lập của dân tộc; vạch trần, tố cáo tội ác kẻ thù, tái hiện cuộc kháng chiến hào hùng và khẳng định niềm tin về nền độc lập của đất nước. Bên cạnh đó, giá trị tác phẩm còn được khẳng định thông qua những đặc điểm tiêu biểu về nghệ thuật.

Luận đề chính nghĩa khi thuyết minh về Bình Ngô đại cáo

Để khẳng định nền độc lập, mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trãi đã nêu lên luận đề chính nghĩa có ý nghĩa tất yếu:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Luận đề được nêu lên cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa dân, nước và sự nhân nghĩa. Nhân nghĩa vốn là một quan niệm trong đạo Nho nói lên cách đối nhân xử thế tốt đẹp dựa trên tình thương và đạo giữa người với người trong cuộc sống. Thế nhưng trong thời buổi có giặc xâm lược, tác giả đã cụ thể hóa biểu hiện của một người biết sống nhân nghĩa là hành động “trừ bạo” để “yên dân”. Đó chính là chân lí khách quan phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Con dân đất Việt xông pha ra chiến trường diệt giặc là điều tất yếu vì nước Việt là của người Việt, có chủ quyền độc lập riêng. Điều này đã được khẳng định chắc chắn qua lịch sử, phong tục:

“Như nước Đại Việt ta từ trước.

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Xem thêm: Xem Nốt Ruồi Trên Cơ Thể Nữ Và Ý Nghĩa Từng Vị Trí, Xem Bói Nốt Ruồi Trên Cơ Thể Phụ Nữ

Núi sông bờ cõi đã chia.

Phong tục Bắc Nam cũng khác.”

Qua các triều đại và cả sự hiện diện của những anh hùng hào kiệt mỗi thời:

Xem Thêm : Mua Bán Phòng Trọ, Dãy Nhà Trọ, Giá Rẻ T8/2021, Bán Dãy Nhà Trọ Chính Chủ

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập.

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.

Song hào kiệt đời nào cũng có.”

Cáo trạng về tội ác kẻ thù khi thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Khi thuyết minh về Bình ngô đại cáo, ta nhận thấy bên cạnh việc khẳng định nền chủ quyền, độc lập dân tộc, “Đại cáo bình Ngô” còn là một bản cáo trạng đanh thép đối với những tội ác mà kẻ thù đã gây ra cho nhân dân ta suốt hai mươi năm dài xâm lược. Trong những ngày đầu đặt chân lên đất nước vì muốn đô hộ ta, chúng đã tỏ rõ là những kẻ xảo trá, bịp bợm:

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa.”

Chúng ra sức bóc lột, đẩy nhân dân ta vào chỗ hiểm nguy:

“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.”

Tàn ác hơn, thâm độc hơn, chúng còn sẵn sàng hủy diệt sinh mệnh của con người bằng những cách hung bạo:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.”

Giặc hiện lên quá với những hình ảnh ghê rợn:

“Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”

Thật sự những tội ác chất chồng mà chúng gây ra không thể nào đếm hết:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”

Khi nói về tội ác của giặc, tác giả đã chọn cái vô hạn, khôn cùng của “trúc Nam Sơn”, của “nước Đông Hải” cũng để nói về cái vô hạn, khôn cùng là tội ác và sự nhơ bẩn của kẻ thù. Trong bản cáo trạng ấy, ta có thể thấy tác giả gửi gắm vào đó lúc là sự sục sôi, căm phẫn, khi lại uất hận, nghẹn ngào. Tác giả đau đớn, cất tiếng kêu oán thán: “Lẽ nào trười đất dung tha” – “Ai bảo thần nhân chịu được?” và điều đó cũng chính là biểu hiện của tấm lòng luôn hướng đến quyền sống của người dân, luôn lo cùng nỗi lo và đau cùng nỗi đau với nhân dân.

Cuộc chiến đấu anh dũng, hào hùng khi thuyết minh về Bình Ngô đại cáo

Với tội ác của giặc, quân dân ta đã nhất tề đồng lòng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập. Những người anh hùng cứu nước, và đặc biệt là vị minh soái tài ba Lê Lợi dù có xuất thân bình thường:

“Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa,

Chốn hoang dã nương mình”

Khi chiến đấu với kẻ thù lại trải qua muôn vàn khó khăn:

“Tuấn kiệt như sao buổi sớm,

Nhân tài như lá mùa thu.”

Xem Thêm : ​Lén Lút Rao Bán Súng Hơi Tự Chế, Súng Cồn Tự Chế Báng Gỗ Ic Bếp Gas 2017

Có lúc phải đối diện với rất nhiều sự thiếu thốn về lương thực và cả lực lượng:

“Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,

Khi Khôi Huyện quân không một đội.”

Nhưng với tinh thần “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; voi uống nước, nước sông phải cạn”, với niềm tin “Trời thử lòng trao cho mệnh lớn”, quân ta đã đồng lòng “gắng chí khắc phục gian nan”. Cuối cùng sau nhiều năm tháng người chủ tướng phải“đau lòng nhức óc”, “quên ăn vì giận”, “trằn trọc trong cơn mộng mị”, “băn khoăn một nỗi đồ hồi”…, quân dân ta đã đánh kẻ thù đến nỗi “sạch không kình ngạc”, “tan tác chim muông”. Ta giành được độc lập, giặc thất bại ê chề là kết cục không thể khác hơn cho cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa mà chúng gây ra. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là mặc dù giặc độc ác, tàn nhẫn như thế vậy mà sau biết bao đau đớn, căm hờn, ta vẫn lấy tấm lòng hiếu sinh để mở đường sống cho chúng. Như vậy, đến cuối cùng ta đã dùng tấm lòng nhân đạo để hóa giải hận thù. Thế mới thấy lúc này cách hành xử với tội ác của giặc đã khiến cho tinh thần nhân nghĩa của ta vươn lên một tầm cao mới.

*

Thuyết minh về Bình Ngô đại cáo cùng hình ảnh Nguyễn Trãi

Tuyên bố nền độc lập dân tộc khi thuyết minh về Bình Ngô đại cáo 

Cuối cùng nền độc lập, tự do được xác lập lại cho đất nước sau rất nhiều đau thương chính là kết quả tốt đẹp cho một dân tộc chiến đấu anh hùng và biết sống nhân nghĩa. Thuyết minh về Bình ngô đại cáo không thể quên khi Nguyễn Trãi thay Lê Lợi bố cáo rộng rãi cho quần chúng nhân dân:

“Xã tắc từ đây vững bền,

Giang sơn từ đây đổi mới.

Kiền khôn bĩ rồi lại thái,

Nhật nguyệt hối rồi lại minh.

Xem thêm: Xem Bói Tử Vi Canh Thân Nữ Mạng 2017 Tuổi Canh Thân Nữ Mạng 1980

Muôn thuở nền thái bình vững chắc,

Ngàn thu vết nhục sạch làu.”

Lời tuyên bố cho thấy một niềm tin mãnh liệt của tác giả về nền thái bình vững chắc, lâu bền của dân tộc. Sau những ngày tháng sống cảnh áp bức, bóc lột tối tăm, mờ mịt, quân dân ta đã tìm lại được ánh sáng cho sự sống của chính đất nước mình. Hai câu kết của bài cáo vang lên cũng chính là sự khép lại của thời kì chiến đấu oanh liệt và sự mở ra của một giai đoạn tươi sáng, phát triển:

“Một cố nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm;

Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.”

Sử dụng nghệ thuật độc đáo khi thuyết minh về Bình Ngô đại cáo 

Thuyết minh về Bình ngô đại cáo sẽ thấy ngoài những phương diện về nội dung, “Đại cáo bình Ngô” còn xứng đáng là một kiệt tác bởi những đặc điểm độc đáo về nghệ thuật. Viết tác phẩm, Nguyễn Trãi đã sử dụng lối viết có sự kết hợp uyển chuyển giữa văn chương và chính luận. Ngoài ra, khi viết tác phẩm, Nguyễn Trãi còn sử dụng giọng văn có sự biến đổi linh hoạt vô cùng, hình ảnh sử dụng trong bài cáo lại sinh động và vô cùng hoành tráng. 

Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn sử dụng lối liệt kê hình tượng phong phú, đa dạng, thể hiện sự tương phản trong kháng chiến giữa ta và địch. Đoạn viết về cuộc khởi nghĩa của ta có thể xem là một trong những đoạn thơ đặc sắc về nghệ thuật của “Đại cáo bình Ngô”. 

Nói như vậy là vì nhà thơ đã rất thành công trong việc thể hiện những phương thức nghệ thuật về liệt kê hình ảnh và thủ pháp tương phản đối lập. Ta thì “điều binh thủ hiểm”, “chặt mũi tiên phong”, “sai tướng chẹn đường”, “tuyệt nguồn lương thực”, “bốn mặt vây thành”; địch thì “động binh không ngừng”, “đem dầu chữa cháy”. Lực lượng của ta thì “sĩ tốt kén người hùng hổ, bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” còn nhìn quân giặc thì chúng lại xuất hiện trong hình ảnh “thất thế”, “cụt đầu”, “đại bại tử vong”, “cùng kế tự vẫn”…

Kết bài: Có thể thấy, với những giá trị trên đây, “Đại cáo bình Ngô” xứng đáng là một tác phẩm lưu danh sử sách đến muôn đời. Bài cáo không chỉ khẳng định hùng hồn nền độc lập, chủ quyền của đất nước mà còn góp phần thể hiện cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất và tấm lòng nhân đạo, tinh thần nhân nghĩa của dân tộc ta…

Dàn ý thuyết minh về Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi 

Để giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như nắm được các ý chính trong bài viết thuyết minh về Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, hãy cùng xettuyentrungcap.edu.vn tìm hiểu qua dàn ý dưới đây nhé. 

Mở bài thuyết minh về Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Khái quát và tóm tắt đôi nét nổi bật về tác giả và tác phẩm, giá trị và ý nghĩa của bài Bình Ngô đại cáo. Dẫn dắt vào vấn đề cần làm sáng tỏ: thuyết minh về Bình Ngô đại cáo. 

Thân bài thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Tóm tắt đôi nét và thuyết minh về Nguyễn Trãi.Thuyết minh về Bình Ngô đại cáo qua hoàn cảnh sáng tác, thể loại và nhan đề của tác phẩm.Thuyết minh về Bình Ngô đại cáo qua giá trị mà tác phẩm mang lại.Luận đề chính nghĩa.Cáo trạng về tội ác của kẻ thù.Cuộc chiến đấu anh dũng và hào hùng.Tuyên bố nền độc lập.Sử dụng nghệ thuật độc đáo, điêu luyện.

Kết bài thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Tóm tắt lại những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.Nhấn mạnh ý nghĩa mà bài Đại cáo Bình Ngô mang lại.Thể hiện đôi nét suy nghĩ của bản thân về “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc. 

Như vậy, khi thuyết minh về Bình Ngô đại cáo, ta thấy tác phẩm không những đặc sắc và tiêu biểu cho thể loại văn chính luận mà còn thấy rõ lòng yêu nước cùng với tinh thần nhân nghĩa chính là những yếu tố then chốt khiến cuộc kháng chiến thành công của dân tộc. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc cho thấy tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự chủ của nhân dân ta. 

Trên đây là những kiến thức cho đề bài “thuyết minh về Bình Ngô đại cáo”. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những ý văn hay về chủ đề thuyết minh về Bình Ngô đại cáo. Chúc bạn luôn học tập thật tốt!. 

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Tin Tức

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button