Kiến thức

List Xương sọ: Cấu tạo hộp sọ người và thông tin cần biết

Công ty cấu tạo hộp sọ Đơn vị

Xương sọ là cấu trúc xương tạo nên cấu trúc ở phần đầu và bảo vệ não. Sọ cũng cố định khoảng cách giữa hai mắt và tai để giúp não bộ xác định được tính hiệu âm thanh hoặc phán đoán phương hướng.

List  Xương sọ: Cấu tạo hộp sọ người và thông tin cần biết
Xương sọ người là cấu trúc bảo vệ não và nâng đỡ đầu

Hộp sọ người là gì?

Xương sọ người cung cấp cấu trúc cho đầu, nâng đỡ khuôn mặt đồng thời bảo vệ não. Các xương trong hộp sọ có thể được chia thành các xương sọ (tạo thành hộp sọ) và xương mặt (tạo nên khuôn mặt).

Bạn đang xem: cấu tạo hộp sọ

Có hai loại xương trong hộp sọ, bao gồm:

  • Xương phẳng (Flat bones): Đây là những xương mỏng, phẳng. Một số xương có thể có đường cong nhẹ.
  • Xương không đều (Irregular bones): Đây là những xương có hình dạng phức tạo và không phù hợp với bất cứ loại xương nào khác trong cơ thể.

Hộp sọ người hoạt động như một cấu trúc bảo vệ não bộ, cố định khoảng cách giữa hai mắt để có thể quan sát được lập thể và cố định vị trí hai tai để não bộ nhận tín hiệu âm thanh, phán đoán phương hướng.

Một số thông tin chung về xương sọ người:

  • Có tổng cộng 22 xương trong hộp sọ
  • Bên cạnh xương, hộp sọ cũng chứa sụn và dây chằng
  • Khung mặt không bào gồm sụn mũi và các răng
  • Hộp sọ người chứa các lỗ sinh học
  • Chỉ có một xương duy nhất trong hộp sọ có thể di chuyển, đó là xương hàm
  • Hộp sọ nam lớn hơn và nặng hơn hộp sọ nữ, bên cạnh đó hộp sọ nữ tròn và ít nhô ra
  • Xương hộp sọ được chia thành xương sọ và xương mặt, xương sọ có 8 xương trong khi xương mặt có đến 14 xương
  • Hộp sọ người là một cấu trúc chắc chắn, trung bình cần 356.07 kg để nghiền nát một hộp sọ người

Hình ảnh hộp sọ người

hình ảnh hộp sọ người
Hình ảnh hộp sọ người
Mặt trước của hộp sọ người
Mặt trước của hộp sọ người
Mặt trên và mặt sau của sọ
Mặt trên và mặt sau của sọ
khối xương sọ
Hình ảnh khối xương sọ

Giải phẫu cấu tạo hộp sọ người

Hộp sọ người được tạo thành từ nhiều xương với chức năng nâng đỡ khuôn mặt và bảo vệ não. Cụ thể, cấu trúc hộp sọ người bao gồm:

1. Xương sọ người

Có 8 xương chính cấu tạo nên hộp sọ người. Các xương này được kết nối với nhau bằng đường khớp sọ (cranial sutures), đây là những dải mô dạng sợi giống như các đường kết nối.

hộp sọ người có bao nhiêu xương
Có 8 xương chính tạo nên hộp sọ người

Tám xương chính ở hộp sọ người bao gồm:

  • Xương sàng (Ethmoid bone): Đây là một xương nhỏ, có hình chữ nhật ở bên trong khoang mắt và phía sau khoang mũi.
  • Xương trán (Frontal bone): Đây là xương phẳng tạo nên trán, kéo dài từ trán đến cơ ức đòn chũm và tạo thành một khớp nối với các xương đỉnh cho phép cử động. Xương này cũng tạo thành phần trên của hốc mắt.
  • Xương chẩm (Occipital bone): Xương chẩm được hình thành phía sau của đầu, kết nối với các ống chẩm và lỗ lớn ở đáy sọ có tủy sống đi qua (Foramen magnum). Cấu trúc xương nằm ở mặt dưới của hộp sọ, gần cột sống – và đường khâu xương đệm, nằm ở phía sau hộp sọ.
  • Xương đỉnh (Parietal bone): Đây là một cặp xương phẳng nằm ở hai bên đầu của bạn, phía sau xương trán.
  • Xương bướm (Sphenoid bone): Đây là một xương bất thường nằm ở bên dưới xương trán, kéo dài theo chiều rộng của hộp sọ và tạo thành một phần lớn của đáy sọ.
  • Xương thái dương (Temporal bone): Đây là một cặp xương không đều nằm dưới mỗi xương đỉnh. Các xương này chứ xương gò má, cơ thính giác bên ngoài, mỏm trâm và xương chũm

Ngoài các xương chính, hộp sọ người cũng chứa 8 xương phụ, bao gồm:

  • Zygomatic: Xương gò má
  • Maxillary: Hàm trên, tiếp giáp với xương mũi và tạo thành phần trên cùng của hàm
  • Nasal: Xương mũi tạo thành sống mũi
  • Vomer: Xương lá mía có nhiệm vụ chia các khoang mũi
  • Palatine: Vòm miệng
  • Inferior nasal conchae: Xoăn mũi dưới là xương dưới trong khoang mũi

Các xương sọ được giữ với nhau bằng các khớp độc nhất được gọi là đường khớp sọ, được tạo thành từ các mô liên kết dày. Các khớp này có hình dạng đặc biệt, để liên kết tất cả các xương và tạo thành hộp sọ. Các đường khớp sọ không kết nối lại với nhau cho đến khi trưởng thành. Điều này cho phép não tiếp tục phát triển trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên.

2. Lỗ sinh học và các khoang

Hộp sọ người cũng chứa các xoang, các xoang chứa đầy không khí được gọi là các xoang cạnh mũi và nhiều lỗ sinh học (foramina).

Xem Thêm : Chữ Ký Tên Lam, Lãm Đẹp ❤ Mẫu Chữ Kí Lam Phong Thủy

Các xoang được lót bằng các biểu mô hô hấp (respiratory epithelium), có chức năng làm giảm trọng lượng của hộp sọ, hỗ trợ cộng hưởng giọng nói, làm ấm và làm ẩm không khí hít vào khoang mũi.

Tham khảo: List 108 anh hung luong son bac co that hay khong

Các lỗ sinh học (foramina) là những khe hở nhỏ bên trong hộp sọ. Lỗ lớn nhất là lỗ lớn ở đáy sọ (foramen magnum) cho phép tủy sống, mạch máu và các dây thần kinh đi qua.

Chức năng của hộp sọ người

Hộp sọ là một phần xương quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ bảo vệ não, một cơ quan đặc biệt của cơ thể. Hộp sọ người cũng có các khoang không gian, được gọi là khoang sọ, chứa động mạch, dịch não tủy và màng não. Ngoài ra, hộp sọ cũng cung cấp sự gắn kết với các cơ quan ở đầu.

hộp sọ người có chức năng gì
Hộp sọ người có chức năng bảo vệ não và nâng đỡ đầu

Về cơ bản, hộp sọ có ba chức năng chính, bao gồm:

  • Bảo vệ não và các cơ quan liên quan
  • Cung cấp cấu trúc cho khuôn mặt và hỗ trợ nâng đỡ mặt
  • Định vị khoảng cách hai mắt và hai tai, với nhiệm vụ giúp con người nhìn lập thể, phân luồng âm thanh và phán đoán phương hướng

Các vấn đề ảnh hưởng đến xương sọ

Một số chấn thương và trình trạng cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến hộp sọ người, bao gồm các vấn đề bẩm sinh hoặc gãy xương. Cụ thể, các vấn đề bao gồm:

1. Gãy xương

Gãy xương là tình trạng nứt, vỡ, tổn thương xương của hộp sọ. Loại gãy xương này thường phụ thuộc vào lực đánh, vị trí tác động vào hộp sọ và vật thể gây chấn thương.

Các loại gãy xương phổ biến bao gồm:

  • Gãy xương lõm (Depressed): Đây là tình trạng vết nứt ở hộp sọ khiến một phần của hộp sọ bị lõm xuống.
  • Gãy xương tuyến tính hay gãy theo đường thẳng (Linear): Đây là tình trạng gãy xương dẫn đến vết vết nứt dài nhưng không gây di chuyển xương.
  • Gãy nền sọ (Basilar): Đây là tình trạng gãy xương ở gần đáy hộp sọ và là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức.
  • Đường gãy khớp (diastatic fracture): Đây là tình trạng gãy xương dọc theo đường nối khớp bên trong hộp sọ, làm hộp sọ trở nên rộng hơn bình thường. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Gãy xương thường xảy ra sau khi có một lực tác động mạnh vào đáy sọ. Bất cứ tác động lực nào cũng có thể dẫn đến gãy xương, bao gồm bị va đập với một vật thể, ngã và đập xuống đất, bị thường ở đầu trong một tai nạn giao thông hoặc bất cứu chấn thương bào khác.

Gãy xương
Gãy xương sọ là một vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro liên quan

Trong các trường hợp gãy lõm, hộp sọ có thể bị vỡ và có thể nhận thấy một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đôi khi vết gãy có thể không rõ ràng và không dẫn đến các dấu hiệu nhận biết cụ thể. Các triệu chứng nghiêm trọng khi bị gãy xương sọ bao gồm:

  • Chảy máu từ vết thương do chấn thương, gần vị trí chấn thương, hoặc xung quanh mắt, tai và mũi
  • Bầm tím xung quanh vị trí chấn thương, dưới mắt hoặc sau tai
  • Đau dữ dội tại vị trí chấn thương
  • Sưng tấy ở vị trí chấn thương
  • Đỏ hoặc ấm tại chỗ chấn thương

Các triệu chứng phổ biến và ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mắt mờ
  • Buồn chồn
  • Dễ nổi giận
  • Mất khả năng thăng bằng
  • Cứng cổ
  • Đồng tử không phản ứng với ánh sáng
  • Buồn ngủ quá mức
  • Ngất xỉu

Gãy xương sọ là một tình trạng đặc biệt và việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, sức khỏe, lịch sử y tế cũng như loại gãy xương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Hầu hết các ca gãy xương sọ cần được điều trị y tế bởi bác sĩ có chuyên môn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

2. Dính khớp sọ

Xem Thêm : Mẹo ngắm bắn chuẩn trong Chiến dịch huyền thoại

Dính khớp sọ (Craniosynostosis) là tình trạng gây ảnh hưởng đến một số trẻ sơ sinh, liên quan đến việc các khớp sọ đóng sớm. Điều này khiến hộp sọ có hình dạng bất thường và đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến các đặc điểm trên khuôn mặt, chẳng hạn như mặt lệch.

Xem thêm: diễn viên 18 hàn quốc

Các dấu hiệu khi bị dính khớp sọ thường dễ nhận thấy ở trẻ sơ sinh và rõ ràng hơn khi trẻ được vài tháng đầu. Mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu phụ thuộc vào số lượng khớp và thời điểm dính khớp. Các dấu hiệu chính có thể bao gồm:

  • Hộp sọ biến dạng
  • Có cảm giác bất thường hoặc thóp biến mất trên hộp sọ của trẻ
  • Sự phát triển của một mỏm cứng, nhô lên dọc theo các khớp bị ảnh hưởng
  • Đầu chậm hoặc kém phát triển khi trẻ lớn lên
Dính khớp sọ
Dính khớp sọ là tình trạng xảy ra ở trẻ sơ sinh

Thông thường nguyên nhân của tình trạng dính khớp sọ không được xác định. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số yếu tố di truyền, chẳng hạn như:

  • Dính khớp sọ không do nhiễm sắc thể: Đây là tình trạng dính khớp sọ phổ biến nhất và nguyên nhân chưa được xác định, mặc dù bệnh có thể là sự kết hợp của gen và các yếu tố môi trường.
  • Dính khớp sọ do gen: Tình trạng này được gây ra bởi một số hội chứng di truyền, chẳng hạn như hội chứng Crouzon, Hội chứng Apert và Hội chứng Pfeiffer.

Nếu không được điều trị, tình trạng dính khớp sọ có thể dẫn đến một số biến chứng và rủi ro, chẳng hạn như:

  • Biến dạng đầu vĩnh viễn
  • Chậm phát triển
  • Suy giảm chức năng nhận thức
  • Không có năng lực hứng thú hoặc thờ ơ với mọi việc
  • Mù hoặc suy giảm thị giác
  • Rối loạn chuyển động mắt
  • Tử vong, mặc dù không phổ biến

Trong hầu hết các trường hợp, dính khớp sọ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

3. Các vấn đề khác

Bên cạnh gãy xương và dính khớp sọ, một số tình trạng sức khỏe khác có thể gây ảnh hưởng đến xương sọ bao gồm:

bệnh paget xương sọ
Bệnh Paget xương sọ là tình xương mới được hình thành nhanh hơn sự phát triển của tế bào hủy xương
  • Loạn sản xương đòn – sọ (Cleidocranial Dysostosis): Đây là tình trạng đột biến gen gây ảnh hưởng đến sự phát triển bất thường của răng và xương, bao gồm xương sọ. Các triệu chứng phổ biến bao gồm trán dốc, xuất hiện xương thừa bên trong đường khớp sọ và hộp sọ mở rộng.
  • Loạn sản màng xương sọ (Craniometaphyseal dysplasia): Đây là tình trạng di truyền dẫn đến xương sọ dày lên. Điều này có thể gây trán lồi và mắt mở to.
  • Bệnh Paget xương (Paget’s disease of bone): Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ tình trạng xương mới được hình thành nhanh hơn hoạt động bất thường của tế bào hủy xương. Tình trạng này khiến xương dễ gãy hơn, bởi vì xương thường yếu.
  • Loạn sản xơ xương (Fibrous dysplasia): Đây là tình trạng đột biến trong các tế bào xương, dẫn đến việc hình thành các mô sẹo bên trong xương. Tình trạng này thường có xu hướng ảnh hưởng đến một xương nhất định tại một thời điểm, mặc dù trong một số trường hợp, bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều xương.
  • U xương (Osteomas): U xương là tình trạng phát triển các mô xương quá mức. U xương thường là lành tính và không có triệu chứng nhận biết. Tuy nhiên nếu khối u phát triển với kích thước lớn, dẫn đến áp lực lên dây thần kinh, điều này có thể gây ảnh hưởng đến thị lực và thính giác.

Xương sọ là một bộ phận quan trọng và cần được bảo vệ trong cơ thể. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

LIÊN HỆ NGAY NẾU GẶP CÁC VẤN ĐỀ XƯƠNG KHỚP – TƯ VẤN 24/7

CTA

Biện pháp bảo vệ xương sọ

Xương sọ là bộ phận bảo vệ não, do đó duy trì sức khỏe xương là điều cần thiết và quan trọng. Cụ thể, có thể tăng cường sức khỏe xương sọ bằng cách:

hộp sọ người
Đội mũ bảo hiểm khi chơi thể thao để tránh các rủi ro liên quan
  • Đội mũ bảo hiểm: Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp hoặc chơi ván trượt. Thay thế mũ bảo hiểm bị móp hoặc hỏng và đảm bảo mũ bảo hiểm phù hợp với đầu.
  • Thắt dây an toàn: Luôn luôn thắt dây an toàn khi đi xe ô tô.
  • Hạn chế nguy cơ té ngã: Nếu gặp vấn đề về khả năng di chuyển, hãy cân nhắc sử dụng gậy hoặc lắp các thanh vịn trong nhà để tránh các rủi ro liên quan.

Ở trẻ sơ sinh, hãy theo dõi đầu của trẻ để kiểm tra các dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, đảm bảo trẻ không ở một tư thế quá lâu. Do đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể tham khảo một số cách chăm sóc trẻ như su:

  • Thay đổi hướng đầu của bé khi bé nằm ngủ
  • Bế bé bé còn thức thay vì đặt bé vào nôi, xích đu hoặc xe nôi
  • Thay đổi cánh tay ôm bé khi cho bé bú

Xương sọ là cấu trúc bảo vệ đầu và não. Do đó, tìm hiểu cấu trúc xương sọ để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa các nguy cơ hiệu quả.

Thông tin thêm:

Có thể bạn quan tâm: Top whipping cream mua ở siêu thị vinmart

  • Loạn sản xơ xương: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
  • NSƯT Trần Đức và câu chuyện chăm sóc sức khỏe xương khớp ở tuổi 70
  • Thông tin [A-Z] về giải pháp xương khớp kết hợp Đông Tây y mang tính ĐỘT PHÁ nhất hiện nay

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button