Tài chính

Các Trung Quốc ‘căng như dây đàn’ vì thiếu điện

Shop báo kinh tế thế giới Xettuyentrungcap

Trong nhiều tuần lễ, dân cư tại một số khu vực ngay tại thủ đô Bắc Kinh bị cấm sử dụng thang máy, cấm bật máy điều hòa nhiệt độ và nhiều thành phố ở Trung Quốc chìm trong bóng tối vì mất điện như thời mấy chục năm trước.

Hãng tin Mỹ Bloomberg cuối tháng 9/2021 đưa tin, 17 tỉnh thành của Trung Quốc ở các vùng Đông Nam và miền Bắc liên tục bị mất điện. Tờ SCMP nêu bật quan ngại Trung Quốc lâm vào hỗn loạn do thiếu hụt năng lượng.

Bạn đang xem: báo kinh tế thế giới

Các Trung Quốc ‘căng như dây đàn’ vì thiếu điện Trung Quốc đang “đau đầu” với bài toán thiếu điện. (Nguồn: AFP)

Ba nguyên nhân chính

Những năm gần đây, bước vào mùa Đông, một số nhà máy Trung Quốc thường phải tạm cho nhân viên nghỉ việc một vài ngày để tiết kiệm điện. Nhưng chưa khi nào ngay cả dân cư thành phố và các khu nhà ở cũng bị ảnh hưởng.

Bài toán năng lượng của Trung Quốc khó đến nỗi một số thành phố cắt luôn điện đèn đường, đèn giao thông để “tiết kiệm được chút nào hay chút nấy”.

Tin liên quan Thiếu điện - cú đấm mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc Thiếu điện – cú đấm mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc

Giáo sư kinh tế Mary Françoise Renard, làm việc tại Đại học Clermont-Ferrand, nêu bật 3 yếu tố dẫn đến hiện tượng thiếu hụt năng lượng tại “công xưởng sản xuất của thế giới”:

Thứ nhất, hiện tượng giá than đá và khí đốt tăng lên và điều đó ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ riêng gì Trung Quốc. Giá nguyên liệu tăng cao bởi vì kinh tế thế giới đang phục hồi, các nhà máy lại sản xuất như trước khi xảy ra đại dịch.

Thống kê cho thấy tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc hiện tại cao hơn cả so với trước khi có đại dịch. Trung Quốc lệ thuộc nhiều vào than đá.

Thứ hai, Bắc Kinh bắt đầu chú trọng đến yếu tố môi trường, giảm khí thải gây ô nhiễm. Một số báo cáo gần đây chỉ trích một số tỉnh của Trung Quốc không tuân thủ các chuẩn mực về môi trường nên chính quyền trung ương quyết định siết chặt thêm các biện pháp giới hạn thải khí carbon. Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy.

Vì không thể trông chờ vào than đá, nên Trung Quốc phải sử dụng năng lượng ít gây ô nhiễm hơn, ví dụ như chuyển sang dùng khí đốt.

Thứ ba là từ cả năm nay, quan hệ giữa Trung Quốc và Australia căng thẳng. Bắc Kinh ngừng nhập khẩu than đá của Australia, nên đã vội vã quay sang các nhà cung cấp của Indonesia và Mông Cổ… Hệ quả kèm theo là giá khí đốt, hay than đá trên thị trường quốc tế bị đẩy lên cao do luật cung-cầu.

Xem Thêm : Các xe honda vision 2016 giá bao nhiêu

Nói cách khác, nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong lúc khả năng cung cấp của các nguồn sản xuất than đá, dầu khí, dưới tác động của dịch Covid-19 từ gần hai năm nay, thì lại bị giới hạn.

Tiến thoái lưỡng nan

Tham khảo: Những đăng ký dịch vụ thanh toán qua internet agribank

Bài toán của Bắc Kinh càng thêm nan giải khi biết rằng từ gần hai năm nay, Trung Quốc và Australia “cơm không lành, canh chẳng ngọt”. Chính quyền của ông Tập Cận Bình đã ra lệnh “cấm nhập khẩu than của Australia”. Trung Quốc để mất một nguồn cung cấp quý giá.

Thêm vào đó, Trung Quốc do phải đối mặt với hiện tượng ô nhiễm không khí bắt buộc phải cam kết giảm thải khí carbon, giới hạn sản xuất than đá, chuyển hướng sang “năng lượng sạch, năng lượng tái tạo”.

Theo báo cáo của Cơ quan tư vấn đầu tư Sinolink Securities, “dự trữ của 6 tập đoàn cung cấp than đá hàng đầu Trung Quốc chỉ đủ để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ trong vỏn vẹn 15 ngày cho toàn quốc”.

Tân Duẩn, chuyên gia kinh tế trường King’s College tại London, giải thích: “Hiện tượng thiếu hụt than đá này là hệ quả từ chính sách được áp dụng khoảng 5 năm trở lại đây để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và gây nhiều ô nhiễm này. Bắc Kinh đã lên kế hoạch từng bước đóng cửa một số mỏ than ở khu vực Tây Bắc”.

Than đá là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường và nhất là tai nạn hầm mỏ thường gây bất bình trong công luận. Đồng thời, những mỏ nào còn được hoạt động đã phải tuân thủ một số các chuẩn mực về an toàn lao động, về môi trường “khắc nghiệt hơn”.

Mùa Hè vừa qua, chính quyền trung ương khiển trách nhiều địa phương chậm trễ áp dụng các quy định mới của ngành công nghiệp khai thác than đá.

Trung Quốc Bài toán năng lượng của Trung Quốc “căng” đến nỗi một số thành phố cắt luôn điện đèn đường, đèn giao thông để “tiết kiệm được chút nào hay chút nấy”. (Nguồn: Weibo)

Hãng tin Bloomberg tiết lộ luật mới của Trung Quốc dự trù “bản án tù” nếu như các chuẩn mực về an toàn không được tôn trọng để xảy ra những tai nạn đối với môi trường. Giới phân tích cho rằng rất có thể hiện tượng khan hiếm than đá hiện nay là một hình thức phản kháng từ phía các tập đoàn khai thác mỏ để cưỡng lại các chỉ thị của trung ương.

Chính vì vậy, sau một cuộc họp khẩn cấp trong nội bộ chính phủ, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính, đặc trách về công nghiệp và năng lượng, hôm 30/9 đã yêu cầu các đập thủy điện, các công ty trong ngành than đá đến điện lực, dầu mỏ … “bảo đảm nguồn cung cấp cho mùa Đông năm nay bằng mọi giá”.

Cùng lúc, Bắc Kinh đã cho một số mỏ từng bị đóng cửa hoạt động trở lại. Trong lúc đang thiếu hụt than để phục vụ cỗ máy sản xuất và bảo đảm nhu cầu cho gần 1,5 tỷ dân, Trung Quốc lại buộc phải tạm đóng cửa nhiều mỏ than sau đợt lũ lụt cuối tuần qua.

Chính quyền Quảng Tây hôm 11/10 thông báo 120.000 dân cư phải sơ tán, 60 mỏ than phải tạm ngừng hoạt động.

Nói cách khác, về mặt năng lượng, thách thức lớn nhất đối với Bắc Kinh là bắt buộc phải giảm thiểu ô nhiễm không khí, nhưng vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn về mức lệ thuộc vào than đá và đây vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính của “gã khổng lồ” châu Á này.

Năng lượng Mặt Trời, hạt nhân hay khí đốt và kể cả dầu mỏ cũng mới chỉ đủ để bảo đảm 30-40% còn lại nhu cầu trên toàn quốc.

Cái giá đắt phải trả

Có thể bạn quan tâm: Những bột yến mạch bao nhiêu tiền

Xem Thêm : Những Giá vàng hôm nay 8/5: Dễ dàng vượt mốc 56 triệu đồng/lượng

Điều chắc chắn là việc các nhà máy phải đóng cửa dài ngày bắt đầu đè nặng lên tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc.

Mary Françoise Renard, làm việc tại Đại học Clermont Ferrand, giải thích: “Còn quá sớm để thẩm định về mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, một số nhà máy đã phải đóng cửa, ngừng sản xuất trong một vài ngày. Tôi muốn nói đến trường hợp của một công ty Đài Loan (Trung Quốc) có chi nhánh tại Đại lục, gia công cho Tập đoàn điện thoại Apple của Mỹ. Chúng ta thấy ngay là cả chuỗi sản xuất của thế giới bị ảnh hưởng. Chắc chắn là tăng trưởng của Trung Quốc bị suy giảm đồng thời với trọng lượng quá lớn trong dây chuyển sản xuất, trong chuỗi trị giá gia tăng của toàn cầu, tăng trưởng của thế giới sẽ bị chậm lại”.

Ngân hàng Mỹ Morgan Stanley trong báo cáo đầu tuần trước cho rằng, khả năng sản xuất của ngành công nghiệp xi-măng giảm 29%, của ngành công nghệ nhôm là 7%. Riêng ngân hàng Nhật Bản, Nomura, giảm dự phóng tăng trưởng của Trung Quốc hơn 1 điểm trong quý III và quý IV/2021.

Đối với Bắc Kinh, câu hỏi đặt ra là phải tính sao nếu như hiện tượng nhà máy đóng cửa kéo dài, công nhân không được trả lương? Công luận Trung Quốc liệu có kiên nhẫn trước những đợt mất điện triền miên, các trung tâm thương mại sầm uất mất khách vì phải đóng cửa sớm?

Trung Quốc Ngành năng lượng Trung Quốc lệ thuộc chủ yếu vào nguồn cung than đá. (Nguồn: Bitco News)

Đài truyền hình Mỹ CNN nói đến hiện tượng khan hiếm năng lượng nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc từ một chục năm qua.

Năm 2011, một trận hạn hán dài ngày làm tê liệt các nhà máy thủy điện Trung Quốc, khiến 10 tỉnh trên toàn quốc bị thiếu hụt năng lượng trong đó có tỉnh Quảng Đông, nơi sản xuất đến 10% hàng “Made in China”. Lần này, tác động còn “nghiêm trọng hơn” vào lúc cỗ máy kinh tế Trung Quốc đang hoạt động tốt sau đại dịch Covid-19, nhưng cũng đã bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi.

Tổng Cục Thống kê Trung Quốc ghi nhận “đà phục hồi của thế giới còn bấp bênh, tiêu thụ nội địa vẫn trong thế bất cân đối và (Trung Quốc) phải nỗ lực nhiều hơn nữa để phục hồi và bảo đảm phát triển vững vàng”.

Sau cùng, cơn khát năng lượng của “công xưởng thế giới” cho thấy, các doanh nghiệp Âu, Mỹ lao đao nếu như cỗ máy sản xuất của Trung Quốc bị “trật đường ray”.

Trong kịch bản ngược lại, nếu hoạt động quá tốt, Trung Quốc lại hút hết năng lượng của thế giới, tạo ra lạm phát đe dọa tăng trưởng toàn cầu.

Không riêng Trung Quốc, khủng hoảng thiếu điện đang rình rập Ấn Độ Không riêng Trung Quốc, khủng hoảng thiếu điện đang rình rập Ấn Độ

Trung Quốc không phải là nền kinh tế lớn duy nhất của châu Á đối mặt với khủng hoảng năng lượng. Ấn Độ có thể …

Lao đao vì thiếu điện, Trung Quốc đề nghị Nga Lao đao vì thiếu điện, Trung Quốc đề nghị Nga ‘ra tay’

Ngày 29/9, Tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Inter RAO thông báo đã nhận được lời đề nghị của Trung Quốc về tăng nguồn …

Có thể bạn quan tâm: làm thẻ atm đông á cần những gì

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Tài chính

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button