Giáo Dục.

Sơ đồ tư duy Lịch sử 9 Bài 17

Hướng dẫn cách vẽ Sơ đồ tư duy Lịch sử 9 Bài 17. Hệ thống, tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 17 bằng Sơ đồ tư duy hay nhất.

Sơ đồ tư duy Lịch sử 9 Bài 17 

Sơ đồ tư duy Lịch sử 9 Bài 17

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 17 

I. Bước phát triển mới của phong trào Cách mạng Việt Nam (1926 – 1927)

– Những điểm mới trong phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927):

+ Phong trào công nhân, nông dân và tiểu tư sản phát triển đã kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.

+ Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập biểu hiện ở đấu tranh mang tính thống nhất, trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên rõ rệt.

II. Tân Việt cách mạng đảng (7-1928)

– Hoàn cảnh: Ra đời trong phong trào yêu nước dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

– Thành phần: những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

– Hoạt động:

+ Khi mới thành lập, là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt.

+ Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Xem Thêm : Cảm nhận khổ 2 bài thơ Vội vàng (ngắn gọn, hay nhất)

+ Nội bộ Tân Việt đã phân hoá thành hai khuynh hướng:

– Khuynh hướng cải lương (đứng trên lập trường quốc gia tư sản).

– Khuynh hướng vô sản.

+ Những đảng viên tích cực nhất của Tân Việt đã họp lại, chuẩn bị thành lập một đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

=> Tân Việt còn nhiều hạn chế song cũng là một tổ chức cách mạng mới.

III. Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái

Việt Nam Quốc dân Đảng là chính đảng được thành lập năm 1927 tại Hà Nội . Sau năm 1975, tại Việt Nam, tổ chức này bị cấm hoạt động, hầu như chỉ hoạt động bên ngoài lãnh thổ việt Nam.

Đảng được tổ chức với 3 đảng viên trở lên làm một “tổ”. Mười chín đảng viên trở lên thì làm một “chi bộ”. Cao hơn chi bộ là “xã bộ”, “huyện bộ” rồi cuối cùng là “tổng bộ” ở cấp quốc gia. Mỗi chi bộ có ít nhất bốn tiểu ban: tuyên truyền, tổ chức, tài chánh và tình báo.

Sau khi thành lập, Việt Nam Quốc dân Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển cơ sở trong các tầng lớp dân chúng trên cả nước, nhất là ở Bắc kì và Nam kì  Đảng đã liên lạc và sáp nhập thêm tổ chức Việt Nam Dân Quốc ở Bắc Giang do Nguyễn Khắc Nhu đứng đầu. Gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng còn có thêm các nhóm nhân sĩ và trí thức yêu nước ở Bắc Ninh do Nguyễn Thế Nghiệp tổ chức, nhóm khác ở Thanh Hóa do Hoàng Văn Đào đứng đầu, một nhóm ở Thái Bình do Hà Đình Điển tổ chức, và một nhóm ở Sài Gòn do Trần Huy Liệu lãnh đạo. Cơ sở tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng phát triển tương đối nhanh. Chỉ trong 2 năm, năm 1928 và đầu năm 1929, họ đã bí mật kết nạp hàng nghìn đảng viên bao gồm các thành phần trí thức, nông dân , địa chủ, thương gia, công chức, sinh viên, học sinh, công nhân và binh lính  người Việt yêu nước trong quân đội Pháp . Việt Nam Quốc dân Đảng cũng cử người liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng để bàn thảo việc thống nhất về tổ chức và phối hợp hoạt động trong công cuộc giải phóng dân tộc, nhưng bất thành, do bất đồng trong quan điểm thực hiện. Mặc dù hoạt động bí mật, nhưng việc phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn đã khiến Việt Nam Quốc dân Đảng không thể tránh khỏi sơ suất và sự theo dõi của chính quyền thuộc địa, vì vậy, Pháp đã thành công cài người của họ vào tổ chức này. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1929, cả nước mới biết đến Việt Nam Quốc dân Đảng sau khi báo chí loan tin chính quyền thuộc địa sắp xét xử một số đảng viên của họ.

Khởi nghĩa Yên Bái: Trước tình hình trong hàng ngũ đảng có phản bội, công việc chuẩn bị khởi nghĩa bị bại lộ, thực dân Pháp càn quét các khắp nơi, nhiều đảng viên bị bắt. Do vậy, mặc dù không tin chắc vào thắng lợi, nhưng để tránh bị tiêu diệt, vào ngày 10 tháng 2 năm 1930  Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức cuộc tổng khởi nghĩa tại nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam như  Yên Bái, Lâm Thao, Hưng Hóa, Hà Nội, Đáp Cầu, Phả Lại, Phụ Dực, Vĩnh Bảo, Thái Bình ,… Tuy nhiên, do tin tức bị lộ, nên cuộc tổng khởi nghĩa chỉ xảy ở Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Phụ Dực, Vĩnh Bảo. Mặt khác, vì do thiếu vũ khí và phương tiện liên lạc yếu kém, nên lực lượng khởi nghĩa không cố thủ được lâu dài ở các nơi họ đã đánh chiếm

Sơ đồ tư duy Lịch sử 9 Bài 17 (ảnh 2)

                      Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái 1930

IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

Xem Thêm : Những 16 điểm nên thi trường nào

– Bối cảnh:

Cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên những bước mới.

– Quá trình ra đời:

+ Trong nội bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã hình thành tổ chức cộng sản:

– Đông Dương Cộng sản đảng (tháng 6-1929).

– An Nam Cộng sản đảng (8-1929).

+ Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng đã thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9-1929).

– Ý nghĩa:

Ba tổ chức cộng sản ra đời chứng tỏ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng ở Việt Nam đã chín muồi.

Nguồn: https://xettuyentrungcap.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button